Hàm Thuận Nam: Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số cùng phát triển

11/11/2024, 05:14

Những năm qua, công tác đầu tư phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS được UBND huyện Hàm Thuận Nam quan tâm thực hiện và tạo được những chuyển biến tích cực. Qua đó, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, bộ mặt nông thôn miền núi từng ngày khởi sắc.

Đời sống tinh thần nâng lên

Những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS ở Hàm Thuận Nam từng bước thay đổi rõ nét, nhất là sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bà con đã chịu khó chuyển đổi cây trồng phù hợp, áp dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó năng suất cây trồng tăng. Từ đó đã thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận đồng bào DTTS từng bước được nâng lên.

ngoai-ngu-htn-1.jpg
Cơ sở vật chất trường lớp được huyện đầu tư kiên cố hóa.

Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội nơi vùng cao cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là lĩnh vực giáo dục. Cơ sở vật chất trường lớp được huyện đầu tư kiên cố hóa, sửa chữa nhiều phòng học, mua sắm mới thêm nhiều trang thiết bị, từng bước đáp ứng cho nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường củng cố, đến nay tổng số giáo viên dạy học vùng đồng bào DTTS và Trường Dân tộc nội trú THCS huyện là 84 người, 100% giáo viên đều đạt chuẩn theo quy định. Tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 và huy động học sinh vào lớp 6 hàng năm đạt 100%; Tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở 2 xã thuần đồng bào DTTS (Hàm Cần, Mỹ Thạnh) giai đoạn 2019 – 2024 bình quân đạt 98%... Từ năm 2019 – 2023, huyện đã chi trợ cấp cho học sinh, sinh viên DTTS trên địa bàn huyện hơn 3,8 tỷ đồng.

z6007631799499_8e8691a919926164ba14cf4551919c2d.jpg
Đời sống của đại bộ phận đồng bào DTTS từng bước được nâng lên.

Song song đó, công tác khám chữa bệnh cho đồng bào DTTS, các chương trình y tế quốc gia, phòng chống bệnh xã hội, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, y tế cộng đồng được triển khai thực hiện tích cực đạt hiệu quả. Hầu hết đồng bào DTTS đã có ý thức trong việc khám chữa bệnh và sinh đẻ tại trạm y tế; 2 xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh đều đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trạm Y tế xã, Phòng khám đa khoa xã được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng và sửa chữa, từng bước đáp ứng được yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bà con vùng đồng bào DTTS.

z6007631938221_9a36438d49a7113259471ba706f6aef8.jpg
Hầu hết đồng bào DTTS đã có ý thức trong việc khám chữa bệnh tại trạm y tế xã.

Không chỉ vậy, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được duy trì. Các hoạt động giao lưu văn hóa trong cộng đồng các DTTS được tổ chức thường xuyên và lồng ghép cùng với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhân dịp các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị của địa phương. Cả 2 xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh đều có khu thể thao đạt chuẩn và 6/6 thôn đều có nhà văn hóa thôn, nhà văn hóa xã, có điểm phục vụ bưu chính viễn thông và các thôn đều có internet…

z6007631894069_5fdf457c373a8031befb8cc1af15a8b1.jpg
Đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế.

Tận dụng tốt các nguồn vốn

Bên cạnh đó, từ năm 2019 - 2024, bằng các nguồn vốn ngân sách, Hàm Thuận Nam đã đầu tư xây dựng 52 công trình trên địa bàn 2 xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, với mức vốn đầu tư là 239,2 tỷ đồng. Các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS được huyện đầu tư xây dựng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển vùng đồng bào DTTS. Có thể thấy, hệ thống đường giao thông đến 2 xã vùng cao Hàm Cần và Mỹ Thạnh đã được láng nhựa, xe ô tô có thể bon bon đến trung tâm cụm xã. Trong giai đoạn này, huyện tiếp tục đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa và sửa chữa 21 công trình với tổng vốn đầu tư trên 127 tỷ đồng. Các công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đã giúp người dân nơi đây thuận lợi trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản. Không chỉ vậy, tỷ lệ hộ đồng bào DTTS sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%, các công trình phục vụ nước sinh hoạt cũng được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch cho bà con.

z4877442944922_3fea48154b2591a4d86cb2aac48b7971.jpg
Hệ thống đường giao thông đến 2 xã vùng cao Hàm Cần và Mỹ Thạnh đã được láng nhựa.

5 năm qua, huyện đã triển khai thực hiện 19 công trình trường học với tổng vốn đầu tư hơn 67,5 tỷ đồng, đã đầu tư gần 11 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế; trụ sở làm việc của xã, nhà văn hóa xã, thôn và khu thể thao, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS sinh hoạt, vui chơi giải trí, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với nhiều chương trình, dự án, chính sách, nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo đã giúp đời sống của một bộ phận hộ nghèo đồng bào DTTS từng bước được cải thiện và vươn lên thoát nghèo. Đến cuối năm 2023 số hộ nghèo trong vùng đồng bào giảm xuống còn 344 hộ, thu nhập bình quân đầu người từ 42,06 triệu đồng (năm 2020) tăng 44,12 triệu đồng/người/năm.

z4908127901994_bb8244e78f600e86f429c5139e677a57(1).jpg
Đời sống của một bộ phận hộ nghèo đồng bào DTTS từng bước được cải thiện và vươn lên thoát nghèo.

Theo lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Nam, giai đoạn 2024 - 2029, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện. Tiếp tục phát huy truyền thống và sức mạnh đoàn kết của đồng bào các DTTS. Tập trung thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hoàn chỉnh, chuẩn hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của huyện. Phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

MINH VÂN

Related articles
Vốn tín dụng chính sách - “trụ cột” giảm nghèo bền vững
Trong hành trình giảm nghèo tại Bình Thuận cho thấy nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã đi vào cuộc sống, trở thành công cụ hữu hiệu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

(0) Comments
Focus
Binh Thuan to protect Intangible Cultural Heritage Recognized by UNESCO
BTO – In 2013, UNESCO recognized Southern Vietnamese Don Ca Tai Tu (DCTTNB) as an intangible cultural heritage of humanity. Binh Thuan is one of 21 provinces and cities with the artistic heritage of Don Ca Tai Tu, contributing to enhancing the spiritual cultural life of the people and developing the socio-economic situation of the province, raising Binh Thuan's status in the region and the country.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàm Thuận Nam: Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số cùng phát triển