Thông tin cơ sở góp phần đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái

13/07/2024, 10:48

BTO- Ngoài các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã kịp thời tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cho người dân trên địa bàn tỉnh, còn có sự góp mặt của đội ngũ làm công tác thông tin cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.

cs-17161970790671688237686.jpg
Ảnh minh họa.

Hiện nay, trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có cơ quan Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện. Ngoài ra, còn có trạm truyền thanh, điểm bưu điện văn hóa cấp xã, bưu điện cấp huyện, tủ sách pháp luật… Về lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật làm công tác thông tin cơ sở, ở cấp xã đều có nhân lực làm công tác thông tin cơ sở, lực lượng báo cáo viên cấp huyện và đội ngũ tuyên truyền viên Mặt trận - đoàn thể chính trị, xã hội và cấp cơ sở, lực lượng tuyên truyền miệng để chuyển tải các nội dung, văn bản, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Để nâng cao chất lượng công tác thông tin cơ sở, nguồn nhân lực làm công tác này cũng được quan tâm bồi dưỡng. Hiện nay, đời sống người dân ngày càng phát triển, công tác thông tin cơ sở cũng có nhiều đổi mới phù hợp hơn. Bên cạnh các hình thức truyền thống, nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền được thực hiện trên các trang mạng xã hội như: nhóm facebook, fanpage… để đăng tải nhiều nội dung thông tin, tuyên truyền về các đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, thông tin liên quan đến chính trị, nông thôn mới, chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, thông tin liên quan đến tình hình trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh tại địa phương. Ngoài thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, các thành viên tham gia các trang, nhóm còn tích cực đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, các ý kiến trái chiều, hiểu chưa đúng về chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước. Có thể thấy, công tác thông tin ngày càng đáp ứng yêu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh, phát huy được vai trò, chức năng là cầu nối cung cấp, chuyển tải và phản hồi thông tin giữa người dân với Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, truyền thông số, chuyển đổi số được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông hiện đại với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết chế văn hóa, bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, góp phần củng cố sự đoàn kết, đồng thuận xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố, tổ chức lại theo thẩm quyền các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở ở các địa phương. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi phải thông tin phải kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân, đặc biệt là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân, đồng thời người dân được bảo đảm và bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin, tôn trọng ý kiến đóng góp của người dân, tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân. Bên cạnh đó tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt bảo đảm nguồn lực cần thiết cho hoạt động thông tin cơ sở, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng sử dụng thiết bị kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin cơ sở cho người tham gia hoạt động thông tin cơ sở. Đồng thời cung cấp, phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương, thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân phù hợp với tính chất, yêu cầu của nội dung thông tin phát trên đài truyền thanh. Phát các thông báo của cấp ủy, chính quyền địa phương, phát các chương trình phát thanh tiếp nhận từ hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở trung ương và hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở cấp tỉnh, cấp huyện, các chương trình phát thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của cấp tỉnh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

article.jpg
Hệ thống truyền thanh cấp xã. Ảnh minh họa.

Căn cứ điều kiện thực tế, đài truyền thanh cấp xã tiếp sóng, phát lại chương trình thời sự và các chương trình phát thanh khác của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh để phục vụ nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân. Hoạt động phát thanh thực hiện theo quy định của pháp luật về truyền dẫn, phát sóng phát thanh, quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin. Hoạt động thông tin cơ sở theo 8 loại hình, gồm: đài truyền thanh cấp xã, bản tin công cộng, bản tin thông tin cơ sở, tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở, tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở, trên cổng hoặc trang thông tin điện tử, qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin trên internet, qua tin nhắn viễn thông…

PHAN LIÊN

Related articles
Chương trình Hành động số 88 -Ctr/TU: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại gắn với xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, bền vững
Huy động tối đa các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… Là một trong những quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa XIV) trong Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/02/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

(0) Comments
Focus
Binh Thuan to protect Intangible Cultural Heritage Recognized by UNESCO
BTO – In 2013, UNESCO recognized Southern Vietnamese Don Ca Tai Tu (DCTTNB) as an intangible cultural heritage of humanity. Binh Thuan is one of 21 provinces and cities with the artistic heritage of Don Ca Tai Tu, contributing to enhancing the spiritual cultural life of the people and developing the socio-economic situation of the province, raising Binh Thuan's status in the region and the country.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông tin cơ sở góp phần đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái