Tổng kết thực hiện Luật Giám định Tư pháp

18/05/2024, 09:25

BTO-Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định Tư pháp. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận có bà Phạm Thị Minh Hiếu - Giám đốc Sở Tư pháp; đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan.

Trải qua 12 năm thi hành Luật Giám định Tư pháp, các bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn, hệ thống các quy định về giám định Tư pháp tiếp tục được hoàn thiện; hệ thống tổ chức giám định tư pháp, đội ngũ người làm giám định tư pháp tiếp tục được củng cố và phát triển; hoạt động và quản lý nhà nước về giám định Tư pháp từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả. Do đó, công tác giám định tư pháp có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng nề nếp, hiệu quả, nhất là trong những lĩnh vực có tổ chức giám định và giám định viên chuyên trách như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, xây dựng, tài nguyên và môi trường... cũng được tăng cường. Về cơ bản, hoạt động giám định tư pháp đã phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tố tụng, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật.

aa4850c89741361f6f50(1).jpg

Qua 5 năm thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ), công tác giám định Tư pháp cơ bản đạt được các mục tiêu, nội dung Đề án đã đề ra, đã có 12/15 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quy trình và thời hạn giám định; hệ thống tổ chức giám định Tư pháp công lập được củng cố, kiện toàn; chế độ kéo dài thời gian làm việc cho giám định viên pháp y, pháp y tâm thần đã được Chính phủ ban hành; có 1.039.615 vụ việc giám định được thực hiện cơ bản đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tố tụng; các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giám định tư pháp được nhiều bộ, ngành và địa phương quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Tại Bình Thuận hiện có 3 tổ chức giám định tư pháp là: Trung tâm giám định Y khoa - Pháp y – Sở Y tế, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh và Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận. Toàn tỉnh hiện có 49 giám định viên Tư pháp. Từ năm 2018 đến ngày 30/6/2023, đã có 13.098 vụ, việc được tiến hành giám định.

Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá toàn diện kết quả, tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp nói chung, sửa đổi Luật Giám định tư pháp nói riêng cũng như tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Các ý kiến tại Hội nghị sẽ được Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp làm cơ sở để từ đó có kiến nghị, đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Giám định tư pháp và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ chưa đạt được của Đề án nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ nói riêng cũng như yêu cầu về cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong thời gian tới.

NGUYỄN LUÂN

Related articles
Chuyển đổi số trong ngành tư pháp
Thời gian qua Sở Tư pháp đã nỗ lực tuyên truyền, triển khai công tác chuyển đổi số (CĐS) trong toàn ngành, đến nay đã đạt được kết quả nhất định.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng kết thực hiện Luật Giám định Tư pháp