Diện mạo các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tánh Linh đã đổi thay

27/10/2023, 05:20

Tánh Linh có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) như Chăm, Nùng, K’ho, Rắclay… sinh sống ở một số xã, thị trấn. Nhiều nơi hộ đồng bào đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi nên kinh tế từng bước ổn định...

Có vốn là đầu tư

Đó là nhờ việc rót vốn kịp thời từ Trung ương, tỉnh về đến huyện, xã trong những năm vừa rồi. Các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được các cấp quan tâm đầu tư đúng mức nên đã làm thay đổi diện mạo các vùng ĐBDTTS. Về vùng khu phố Trà Cụ ở thị trấn Lạc Tánh bây giờ đường bê tông đi đến tận ngóc ngách thôn xóm, ít ai hình dung trước đây là “vùng trũng” của thị trấn bởi người K’ho, Rắclay vẫn sống theo phong tục của đồng bào nên kinh tế phát triển rất chậm. Qua quá trình tuyên truyền, hướng dẫn bà con tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi như trồng, cạo mủ cây cao su cho đến làm lúa chất lượng cao… ĐBDTTS nơi đây đã có chuyển biến tích cực, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên thành hộ khá. Cùng ở thị trấn Lạc Tánh ngoài khu phố Trà Cụ còn có vùng đồng bào người Chăm trước đây đời sống người dân cũng rất khó khăn nhưng gần đây trình độ người dân được nâng lên rõ nét, có người lấy bằng bác sĩ và có người là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh…

dan-toc-1.jpg
Thu hoạch bắp lai tại La Ngâu. Ảnh: Ngọc Lân

Ông Nguyễn Đăng Lệ - Phó Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh, cho biết: Hầu hết các nguồn vốn Trung ương và tỉnh rót về UBND huyện đều thực hiện nghiêm túc đầu tư đúng chương trình, mục tiêu cho ĐBDTTS. Hiện nay huyện đang thực hiện 10 dự án, chương trình giai đoạn 2021-2025, trong đó tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh phân bổ năm 2022 là 15,427 tỷ đồng, bao gồm, vốn đầu tư 13,977 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 1,455 tỷ đồng. Kết quả thực hiện, giải ngân đến ngày 30/9/2023 vốn đầu tư phát triển là 4,683 tỷ đồng (tỷ lệ 31,55 %), vốn sự nghiệp 470 triệu đồng (tỷ lệ 34,18%). Tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh phân bổ năm 2023 là 31,547 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển 19,645 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 11,902 tỷ đồng.

Kết quả ban đầu 10 dự án

Kết quả thực hiện đến nay, Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Nguồn vốn năm 2022 vốn đầu tư phát triển 2,966 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 74 hộ đồng bào DTTS, đã giải ngân 2,966 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 656 triệu đồng, trong đó đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 44 hộ/380 triệu đồng. Nguồn vốn năm 2023, vốn đầu tư phát triển 2,262 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 2,096 tỷ đồng (thuộc Dự án 1), chưa giải ngân. Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Nguồn vốn năm 2022, vốn đầu tư phát triển 4,658 tỷ đồng, phân khai cho Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu dân cư khu phố Tân Thành, thị trấn Lạc Tánh và khu dân cư thôn 1, xã Măng Tố. Nguồn vốn năm 2023, vốn đầu tư phát triển 6,579 tỷ đồng, phân khai cho Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện. Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Nguồn vốn năm 2022, tiểu dự án 2 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nguồn vốn sự nghiệp 380 triệu đồng, đã phân khai cho các xã, thị trấn, hiện đang chờ hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải ngân. Nguồn vốn năm 2023, tiểu dự án 2 hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nguồn vốn sự nghiệp 1,748 tỷ đồng, phân khai cho các xã, thị trấn, đang chờ hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nguồn vốn năm 2022, tiểu dự án 1 vốn 4,630 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư phát triển 4,418 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 212 triệu đồng). Kết quả đến ngày 30/9/2023, đã giải ngân 3,082/4,418 tỷ đồng, đạt 70%. Riêng vốn sự nghiệp 212 triệu đồng chưa phân khai. Các công trình đã triển khai gồm tại các xã La Ngâu gồm tuyến đường vào khu sản xuất Suối Quân, tuyến đường vào khu sản xuất Tà Là Ngầu tại Bản 2, tuyến đường giao thông nông thôn vào Nghĩa địa mới tại Bản 2.

dan-toc.jpg
Nhờ ứng dụng tiến bộ, cánh đồng bắp lai của ĐBDTTS xã La Ngâu, Tánh Linh ngày càng tươi tốt. Ảnh: Ngọc Lân

Ở xã Đức Bình có tuyến đường xóm 8, đường xóm 4, thôn 4. Còn ở xã Măng Tố nâng cấp đường giao thông nông thôn tại thôn 1. Thị trấn Lạc Tánh, tuyến đường liên tổ 2,3,4 và đường liên tổ 2, 4, khu phố Trà Cụ. Nguồn vốn năm 2023, tiểu dự án 1 về đầu tư sơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vốn đầu tư là 7,873 tỷ đồng và vốn sự nghiệp 7,237 tỷ đồng. Dự án 5 về phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn vốn năm 2022 tiểu dự án 1 là Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú nguồn vốn đầu tư phát triển 1,461 tỷ đồng để nâng cấp sửa chữa khu ký túc xá Trường Dân tộc nội trú huyện. Kết quả đến nay đã giải ngân 1,461 triệu đồng, đạt 100%. Nguồn vốn năm 2023 của tiểu dự án 1 đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú: nguồn vốn đầu tư phát triển 2,063 tỷ đồng, do Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.

Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Nguồn vốn năm 2022 là 510 triệu đồng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư 30 triệu đồng, huyện là chủ đầu tư 480 triệu đồng). Trong đó vốn sự nghiệp 80 triệu đồng, đã giải ngân 63/110 triệu đồng. Vốn đầu tư phát triển 400 triệu đồng, đến nay chưa giải ngân. Nguồn vốn năm 2023 là 1,060 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp 290 triệu đồng, vốn đầu tư phát triển 770 triệu đồng. Dự án 7 về chăm sóc sức khỏe nhân dân nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (do Sở Y tế làm chủ đầu tư). Nguồn vốn năm 2022 tỉnh phân khai cho Trung tâm Y tế huyện Tánh Linh 106,4 triệu đồng, đã giải ngân xong 100% vốn. Nguồn vốn năm 2023 UBND tỉnh phân khai cho Trung tâm Y tế huyện Tánh Linh 340,9 triệu đồng gồm (ngân sách Trung ương 296,59 triệu đồng; ngân sách tỉnh 44,391 triệu đồng). Trung tâm Y tế huyện đã giải ngân.

Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì) “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em năm 2023” trên địa bàn huyện. Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Nguồn vốn năm 2022, tiểu dự án 2 giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn vốn sự nghiệp đã giải ngân 54/54 triệu đồng. Nguồn vốn năm 2023 tiểu dự án 2 Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nguồn vốn sự nghiệp 189 triệu đồng. Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình. Nguồn vốn năm 2022 là 142 triệu đồng. Tiểu dự án 1 về biểu dương người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật, vốn sự nghiệp 60 triệu đồng, đã giải ngân 56/60 triệu đồng. Tiểu dự án 2 là ứng dụng công nghệ thông tin, vốn đầu tư phát triển 69 triệu đồng, đã cấp cho các xã, thị trấn. Tiểu dự án 3, kiểm tra, giám sát vốn sự nghiệp 13 triệu đồng, đã cấp cho các xã, thị trấn. Nguồn vốn năm 2023 là 440 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư 98 triệu đồng và vốn sự nghiệp 342 triệu đồng…

Với việc triển khai đồng bộ các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, hy vọng trong thời gian tới các vùng ĐBDTTS ở Tánh Linh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn…

PHÚC THẮNG

Related articles
Vốn chính sách đồng hành xóa nghèo ở Phan Lâm
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, góp phần xóa đói - giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

(0) Comments
Focus
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận: Trao quà Tết cho các gia đình khó khăn ở huyện Hàm Thuận Nam
Hưởng ứng Ngày hội nghĩa tình – Tết đoàn viên Xuân Ất Tỵ năm 2025, với tinh thần tương thân tương ái, góp một phần cho các hộ nghèo, các hộ chính sách trên địa bàn 3 xã Hàm Cần, Hàm Thạnh và Hàm Cường (huyện Hàm Thuận Nam) có một cái tết đầm ấm. Sáng ngày 23/1, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận - Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam phối hợp với Công ty TNHH Bình Minh Tải tổ chức trao quà Tết cho đồng bào 3 xã.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Diện mạo các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tánh Linh đã đổi thay