Dân số thế giới đạt 8 tỷ người: Cột mốc của động lực mới, thách thức mới
15/11/2022, 15:55
Ngày 15/11/2022 đã trở thành cột mốc mới trong hành trình phát triển của xã hội loài người khi dân số thế giới chính thức đạt 8 tỷ người.
Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, các nguồn tài nguyên dù là thực phẩm, nước, pin, năng lượng… sẽ khan hiếm hơn nữa khi dân số toàn cầu tăng thêm 2,4 tỷ người và đạt đỉnh 10,4 tỷ vào những năm 2080.
Giám đốc Dân số và bền vững của Trung tâm Đa dạng Sinh học Stephanie Feldstein, cho biết: “Mỗi người đều cần nhiên liệu, gỗ, nước và một nơi để gọi là nhà”.
Các chuyên gia nhận định, áp lực về tài nguyên sẽ đặc biệt khó khăn ở các quốc gia châu Phi, nơi dân số dự kiến sẽ bùng nổ. Đây cũng là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu chính vì thế cần nguồn hỗ trợ về tài chính lớn nhất.
Theo Viện Kinh tế và Hòa bình, ở châu Phi cận Sahara, nơi có khoảng 738 triệu người đang sống mà không có đủ lương thực, dân số dự kiến sẽ tăng 95% vào giữa thế kỷ này.
Tài nguyên trên thế giới sẽ đối mặt với áp lực lớn khi dân số thế giới vượt 8 tỷ người.
Đã có cảnh báo trong một báo cáo vào tháng 10 vừa qua rằng phần lớn khu vực cận Sahara ở châu Phi sẽ không còn bền vững vào giữa thế kỷ này.
Trên toàn cầu, chỉ trong 11 năm qua dân số đã tăng thêm 1 tỷ người.
John Wilmoth, Giám đốc bộ phận dân số của Liên Hợp Quốc cho biết, đạt mốc 8 tỷ người là “một dấu hiệu thành công của loài người, nhưng đó cũng là một rủi ro lớn cho tương lai của chúng ta”.
Các quốc gia có thu nhập trung bình, chủ yếu ở châu Á, chiếm phần lớn mức tăng trưởng đó, với khoảng 700 triệu người kể từ năm 2011. Ấn Độ đã tăng thêm khoảng 180 triệu người và sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm tới.
Tuy nhiên, số ca sinh đã giảm dần ở một số nước phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Trung Quốc cũng đã phải vật lộn với di sản của chương trình Chính sách Một con và năm ngoái đã kêu gọi các gia đình sinh con thứ hai và thậm chí thứ ba.
Ngay cả khi dân số toàn cầu đạt mức cao mới, các nhà nhân khẩu học lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng đã giảm dần xuống dưới 1% mỗi năm.
Điều này khiến tới năm 2037 thế giới mới đạt 9 tỷ người, tức là 15 năm tới thay vì 11 năm như vừa qua. Dân số dự đoán của Liên Hợp Quốc sẽ đạt đỉnh vào khoảng 10,4 tỷ người vào những năm 2080 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2100.
“Một phần quan trọng của câu chuyện này là kỷ nguyên tăng dân số nhanh chóng mà thế giới đã biết hàng thế kỷ sắp kết thúc,” ông Wilmoth nói.
Hầu hết con số 2,4 tỷ tăng thêm trước khi dân số toàn cầu đạt đỉnh sẽ được sinh ra ở châu Phi cận Sahara, đánh dấu sự chuyển dịch khỏi hai quốc gia tỷ dân là Trung Quốc và Ấn Độ.
Deborah Balk, một nhà nghiên cứu nhân khẩu học tại Đại học Thành phố New York cho biết: “Các thành phố châu Phi sẽ phát triển ở mức trung bình. Điều này sẽ khiến thêm hàng triệu cư dân đô thị phải đối mặt với các mối đe dọa khí hậu như nước biển dâng”.
Trên khắp thế giới, “khu vực ven biển là đô thị không cân xứng,” bà Deborah nói thêm. “Cứ 10 người thì có một người sống ở vùng trũng thấp ven biển”.
Ví dụ, thành phố ven biển Lagos của Nigeria được dự đoán sẽ trở thành thành phố lớn nhất thế giới vào cuối thế kỷ này.
Các chuyên gia cho biết dân số tăng nhanh kết hợp với biến đổi khí hậu có khả năng gây ra tình trạng di cư hàng loạt và xung đột trong những thập kỷ tới.
Việc có nhiều người hơn trên hành tinh gây ra nhiều áp lực hơn đối với thiên nhiên, khi con người cạnh tranh với động vật hoang dã để giành nước, thức ăn và không gian. Việc con người tiêu thụ bao nhiêu cũng quan trọng không kém, cho thấy các nhà hoạch định chính sách có thể tạo ra sự khác biệt lớn bằng cách bắt buộc thay đổi mô hình tiêu dùng.
Theo một phân tích năm 2020 của Viện Môi trường Stockholm và Tổ chức phi lợi nhuận Oxfam International, lượng khí thải carbon của 1% người giàu nhất, tương đương khoảng 63 triệu người, cao hơn gấp đôi lượng khí thải của một nửa nhân loại nghèo nhất trong giai đoạn 1990-2015.
“Tác động của loài người đối với thế giới tự nhiên liên quan nhiều đến cách chúng ta cư xử hơn là số lượng chúng ta,” ông Wilmoth nói./.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 13/11 đã tham dự Cấp cao Đông Á ở Campuchia qua đó khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong đó ASEAN là trung tâm.
BTO-Chiều 12/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo công tác kiểm kê, tổng hợp các trụ sở, nhà đất trên địa bàn tỉnh. Dự họp có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố dự họp trực tuyến tại các địa phương.
BTO-Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quy định về nội dung, mức chi hỗ trợ hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.
Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.
BTO-Mới đây, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hiệp hội hữu nghị, phát triển trao đổi sư phạm Pháp Việt (gọi tắt là ADEP) tổ chức lễ trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn...
BTO-Tại góc đường Lê Trọng Tấn – Phạm Hùng (Phường Phú Thủy, Phan Thiết) nắp hố ga lâu ngày bị mục, bể vụn tạo thành một khoảng trống trên lề đường luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn xảy ra; mặt khác, mùi hôi của cống bốc lên hôi thối.
BTO-Chiều tối ngày 11/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP. Phan Thiết), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bình Thuận trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.
Căng mình giữ rừng…; Tuy Phong: Do đâu giải ngân vốn đầu tư công thấp?; Khi chủ trương được nhân dân đồng thuận; Phát triển công nghiệp phù hợp xu thế thời đại; Trường THPT Phan Bội Châu: Tăng tốc ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp...
Đây cũng là hoạt động hưởng ứng thực hiện chủ trương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động thông qua việc đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo trên địa bàn Bình Thuận.
Năm 2025 đánh dấu chặng đường 5 năm triển khai thực hiện Thông báo số 160 của Bộ Chính trị tại thị xã La Gi. Trong bối cảnh nhiều yêu cầu mới đặt ra đối với hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã...
Theo số liệu từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay toàn tỉnh đón 228.000 lượt khách tham quan, lưu trú với công suất phòng bình quân vào các ngày cao điểm (30/4 - 3/5) khoảng 75 - 95%, doanh thu ước đạt...
Tôi đi dạy từ năm 1994. Lớp học thời ấy, khá đông học sinh. Lớp ít nhất sĩ số cũng 40 em, còn lớp nhiều đôi khi hơn nửa trăm. Học sinh thường ngồi 4 em một bàn. Phòng học chưa đến 50 mét vuông nhưng được kê tới 12 chiếc bàn dài từ bục...
Chưa đầy 2 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ chính thức diễn ra. Để giúp học sinh lớp 12 chuẩn bị tốt cho kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới (chương trình Giáo dục phổ thông 2018), thầy và trò Trường THPT Phan Bội Châu...
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Công nghiệp được xác định là 1 trong 3 trụ cột kinh tế của Bình Thuận và đang được địa phương tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế cũng như định hướng phát triển phù hợp xu thế thời đại.
Vụ thu hoạch mì vừa qua đã để lại “không khí” ảm đạm với nhiều hộ nông dân trồng cây hàng năm này ở huyện Hàm Tân, bởi giá mì xuống quá thấp; thu không đủ đắp đổi vốn đầu tư, công cán chăm sóc. Nhiều người trồng chỉ còn từ hòa vốn đến...
Ngày 29/4 Chính phủ ban hành Nghị định 94 về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), các giải pháp công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.
Tính đến cuối tháng 4/2025, công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Tuy Phong chỉ đạt tỷ lệ 9,9% so với kế hoạch vốn được giao (riêng vốn năm 2025 của các chương trình MTQG chưa giải ngân). Vậy nguyên nhân do đâu?
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, đòi hỏi sự thận trọng, khách quan và dân chủ. Do đó, cần có sự đồng thuận, đoàn kết cao trong hệ thống chính trị, sự chung tay của...