Ban Dân tộc tỉnh học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 tại Tây Nguyên

31/10/2024, 18:58

BTO-Ban Dân tộc tỉnh vừa tổ chức đoàn công tác đến Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Đoàn do bà Hồ Thị Kim Lệ, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận làm trưởng đoàn cùng với 31 thành viên, bao gồm lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban, cán bộ cấp huyện và xã phụ trách công tác dân tộc.

Trong các buổi làm việc, đoàn đã lắng nghe chia sẻ từ lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh Tây Nguyên về những kinh nghiệm triển khai các dự án và tiểu dự án của chương trình, đặc biệt là việc áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 111/NQ-CP của Chính phủ. Đoàn cũng trực tiếp tham quan các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả như mô hình trồng nấm lim xanh dưới tán rừng ở Gia Lai, mô hình liên kết sản xuất chanh dây và bắp sinh khối tại Kon Tum, cùng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê tại Đắk Lắk.

Đoàn làm việc và tham quan các mô hình kinh tế

Bà Lê Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, chia sẻ: “Chúng tôi rất tâm đắc với mô hình trồng nấm lim xanh dưới tán rừng. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, các hộ đồng bào khó thực hiện. Nếu có doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi với hộ dân sẽ giúp hộ đồng bào phát triển được mô hình này, vì tận dụng được diện tích dưới tán rừng.”

Ông Mang Xoa, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Bình, cho biết thêm: “Chuyến thực tế giúp chúng tôi học hỏi được những cách làm hay từ các địa phương, làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và áp dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương.”

C.TƯỜNG

Related articles
Diện mạo mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được tỉnh quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, làm thay đổi căn bản diện mạo vùng DTTS.

(0) Comments
Focus
Đảm bảo môi trường du lịch an toàn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với lợi thế về thiên nhiên, sự đa dạng các loại hình du lịch cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, lượng khách đến Bình Thuận trong dịp Tết năm nay được dự báo sẽ tăng cao. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, ngành du lịch còn tổ chức nhiều hoạt động tăng tính trải nghiệm, tạo sân chơi cho du khách.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ban Dân tộc tỉnh học tập kinh nghiệm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 tại Tây Nguyên