Văn học, nghệ thuật là nền tảng tinh thần của xã hội

21/02/2023, 06:04

“Văn học, nghệ thuật ngày càng khẳng định vai trò là một trong những nền tảng tinh thần của xã hội, thu hút ngày càng đông đảo các văn nghệ sĩ, tầng lớp nhân dân tham gia sáng tác và phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, định hướng tư tưởng, thẩm mỹ”. Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Thế Dũng – Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Phan Thiết, qua 15 năm thành phố thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Đưa văn học, nghệ thuật gắn với đời sống

Là địa phương có nền văn hóa truyền thống, TP. Phan Thiết luôn quan tâm giữ gìn, phát huy và quảng bá nét đẹp văn hóa địa phương. Đặc biệt chú trọng công tác định hướng các hoạt động sáng tác theo phương châm bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời phê phán những tập tục lạc hậu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

0e2d926c-e2cf-453c-9aef-5e11d861ada4.jpeg
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng sôi nổi

Trong đó, công tác tuyên truyền được thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống một cách thiết thực. Trên cơ sở đó chính quyền các cấp thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các nội dung Nghị quyết số 23- NQ/TW qua đài truyền thanh, loa truyền thanh phường, xã, sinh hoạt câu lạc bộ, đoàn thể. Đặc biệt chú ý biểu dương, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong các tầng lớp nhân dân về thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Song song triển khai, ban hành các văn bản cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa, văn học, nghệ thuật. Chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ truyền thống nhằm kịp thời phát hiện tài năng đủ điều kiện truyền dạy, bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật.

Hiện hệ thống thư viện trường học cũng đã được củng cố, mở rộng và phát huy tác dụng phục vụ tốt nhu cầu sưu tầm, nghiên cứu học tập của học sinh. Phong trào đọc sách báo ở cơ sở và xây dựng các tủ sách, cơ quan, gia đình được quan tâm và có chú ý hơn…

7b5ee755-81e3-481d-bc2f-07306452ea98.jpeg
Lễ hội Nghinh Ông được bảo tồn và phát huy

Phát huy tính độc lập, dấu ấn cá nhân

Những năm qua, Chi hội Văn học TP. Phan Thiết đã đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển nền văn học giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh sâu sắc đời sống, lịch sử truyền thống và công cuộc đổi mới của địa phương. Cổ vũ và khẳng định giá trị đích thực chân – thiện – mỹ, lên án cái xấu, lạc hậu. Khuyến khích cá nhân văn nghệ sĩ sáng tạo, tìm tòi, thể hiện những phương thức sáng tác và phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Không những thế chi hội còn chú trọng định hướng bảo đảm cho các văn nghệ sĩ sáng tạo đúng định hướng chính trị của Đảng. Bảo đảm quyền tự do sáng tác, tạo điều kiện thuận lợi để các tác giả phát huy tính độc lập, phong cách, dấu ấn cá nhân trong sáng tạo văn học. Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên tiêu, chi hội thường xuyên tổ chức đêm thơ để các văn nghệ sĩ thể hiện những tác phẩm mới và được sự đón nhận của công chúng.

Cùng với xây dựng các khu phố/thôn văn hóa, Phan Thiết đã xây dựng các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm văn nghệ quần chúng, mở rộng nội dung sinh hoạt, hội thi, hội diễn, nhằm duy trì và thúc đẩy phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Từng cấp ủy Đảng và chính quyền từ thành phố đến phường, xã đều quan tâm tập trung đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa. Cùng với kinh phí nhà nước là sự đóng góp của quần chúng nhân dân cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích và tổ chức các lễ hội hàng năm vừa phục vụ tốt cho đời sống văn hóa nhân dân địa phương, vừa thu hút khách du lịch như Lễ hội Đua thuyền truyền thống, chạy vượt đồi cát, Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội     Nghinh Ông, Lễ hội Trung thu hàng năm, đua xe đạp…

Từ những kết quả ấy, một trong những giải pháp quan trọng mà TP. Phan Thiết đề ra trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 23 đó là định hướng cho hoạt động sáng tạo. Trong đó chú trọng bám sát 5 nội dung đức tính con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), chống tình trạng “viết, nói và làm” trái với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, đổi mới, đa dạng hóa các chương trình, tiết mục biểu diễn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của quần chúng nhân dân và thực tiễn cuộc sống. Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, quê hương.

Ngoài ra, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với hoạt động nghệ thuật theo quy định và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tài năng… Đây sẽ là những chất “xúc tác” để văn học nghệ thuật trên địa bàn TP. Phan Thiết phát triển đúng hướng, đạt tới đỉnh cao của sáng tạo.

T.LINH

Related articles
Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn
BTO- Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Văn học, nghệ thuật là nền tảng tinh thần của xã hội