Hiệu quả từ các chi, tổ hội liên kết sản xuất

07/06/2022, 09:27

Những năm qua, Hội Nông dân của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tánh Linh đã thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp để liên kết những nông dân có chung ngành nghề sản xuất, trồng cây. Mô hình này giúp người nông dân được tham gia các lớp tập huấn, gặp gỡ để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chi hội Nông dân nghề nghiệp “Trồng cây sầu riêng” của Hội Nông dân xã Đức Phú là một điển hình.

z3472992701383_e3940d9610e512dcf2f6e867415d865c.jpg

Xã Đức Phú có khí hậu, thổ nhưỡng khá phù hợp cho trồng cây sầu riêng. Đặc biệt những năm gần đây giá cả mặt hàng sầu riêng khá cao và ổn định, từ đó đã mang lại thu nhập cao cho người trồng. Tuy nhiên, do mạnh ai nấy trồng nên việc chăm sóc, tiêu thụ cũng gặp không ít khó khăn. Qua khảo sát, toàn xã có khoảng gần 50 ha trồng cây sầu riêng, tập trung nhiều tại thôn Tà Pứa. Trước nhu cầu của nông dân trồng cây sầu riêng về thành lập chi, tổ hội để hỗ trợ nhau trong sản xuất, đầu năm 2022 Hội Nông dân xã Đức Phú đã khảo sát tình hình sản xuất của hội viên, đồng thời vận động 32 hộ có diện tích trồng cây sầu riêng tập trung với diện tích trên 47 ha, với số lượng gần 6.000 cây, để thành lập Chi hội Trồng cây sầu riêng tại thôn 5 - Tà Pứa.

Ông Ngô Đình Thanh - Chi hội trưởng Chi hội Trồng sầu riêng thôn 5 - Tà Pứa Đức Phú cho biết, mùa vụ năm 2022, toàn chi hội có khoảng 16 ha sầu riêng cho thu hoạch, ước tính đạt khoảng 80 tấn. Với giá hiện nay khoảng 65.000 - 80.000 đồng/kg tùy loại cũng cho doanh thu khoảng trên 500 triệu đồng.

Mặc dù giá sầu riêng khá ổn định, tuy nhiên vấn đề sâu bệnh trên cây sầu riêng cũng rất khó kiểm soát, nhất là sâu đục thân, gây ra bệnh xì mủ. Do vậy, để hỗ trợ hội viên chăm sóc, chi hội cũng đã đăng ký mở lớp nghề về Bảo vệ thực vật chuyên cho cây sầu riêng với Trung tâm Kỹ thuật, dịch vụ nông nghiệp huyện Tánh Linh triển khai hỗ trợ các hội viên. Ngoài ra, chi hội còn đề xuất Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Tánh Linh hỗ trợ 170.000.000 đồng cho 4 hộ vay; đồng thời đề xuất với Hội Nông dân xã, tín chấp với các ngân hàng giúp hội viên được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, để đầu tư, chăm sóc cho cây sầu riêng…

Hiện nay, toàn huyện Tánh Linh có khoảng 52 loại hình tổ chức sản xuất, trong đó có 15 hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, 28 tổ hợp tác hoạt động trên lĩnh vực thủy lợi, trồng cây ăn trái, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, 3 chi hội nghề nghiệp; 5 tổ hội nghề nghiệp và 1 câu lạc bộ khuyến nông.

Trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Tánh Linh sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp hội viên nông dân chủ động hơn trong sản xuất; thúc đẩy việc xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

DUY SỬU

Related articles
Mùa sầu riêng Tà Pứa
BT- Gần đây, nhiều người đã biết đến hương vị sầu riêng Tà Pứa (Tánh Linh). Sầu riêng Tà Pứa  không còn quẩn quanh với người tiêu dùng Tánh Linh mà  đã ngược lên  Bảo Lộc (Lâm Đồng), vào tận Long Khánh (Đồng Nai) - thủ phủ của sầu riêng  Đông Nam bộ và đặc biệt vào đến thành phố Hồ Chí Minh.

(0) Comments
Focus
Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (15/11)
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tiếp sức cho sản xuất xuất khẩu; Bình Thuận thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Bình Thuận; Ưu tiên xóa nghèo hộ gia đình chính sách, người có công; Du lịch Bình Thuận: Lộ trình “xanh hóa” đến phát triển bền vững; Sự cao thượng của Van Gol… là những bài viết đáng chú ý trong số báo in xuất bản ngày 15/11/2024. Mời quý độc giả đón đọc.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiệu quả từ các chi, tổ hội liên kết sản xuất