Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

18/07/2024, 18:26

BTO-Mới đây, ông Nguyễn Trung Trực – Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Tuy Phong năm 2024 (đợt 1).

Theo đó, công nhận và trao Giấy chứng nhận cho 2 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024 là Rượu vang Thanh long Pitayana 14%Vol và Rượu vang Thanh long Pitayana 15% Vol của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trần Khang Phong tại thôn Thanh Lương, xã Chí Công. Kết quả xếp hạng sản phẩm OCOP có giá trị trong 36 tháng kể từ ngày quyết định. Đồng thời, được sử dụng tem chứng nhận “OCOP 3 sao” ghi trên bao bì sản phẩm theo đúng quy định. Việc công nhận sản phẩm OCOP 3 sao được thực hiện dựa trên bộ tiêu chí theo Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

6518dbb392f537ab6ee4.jpg
Sản phẩm rượu vang thanh long được chứng nhận OCOP 3 sao.

Được biết, đến nay, toàn huyện đã có 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đó là: Gạo Sông Lòng Sông của Cơ sở xay xát lương thực Mỹ Phố - xã Phú Lạc (đang kiểm tra, đánh giá, phân hạng lại vì đã hết hiệu lực công nhận); táo Phong Phú; nho Hồng Nhật - Phước Thể và 2 sản phẩm Rượu vang thanh long – xã Chí Công vừa được công nhận năm 2024. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2024, huyện sẽ tiếp tục đăng ký và phát triển thêm 2 sản phẩm là Táo xanh sấy dẻo của Hợp tác xã Dịch vụ - Nông nghiệp Phong Phú và Chả quế, chả lụa của hộ kinh doanh Huỳnh Thiện Cẩm Hồng, xã Bình Thạnh.

720d4aca-ee23-4047-b16b-f96dce163884.jpeg
Nho Hồng Nhật - Phước Thể (ảnh: K. Hằng) đạt OCOP 3 sao

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong những giải pháp quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho các xã xây dựng nông thôn mới, mà còn là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương. Được sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các sở, ngành tỉnh, chương trình OCOP ở huyện thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Qua đó, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán, nhỏ lẻ sang sản xuất kinh tế thị trường.

03e5b950-e209-41f8-8ad5-de162607b6bd.jpeg
Sản phẩm Táo Phong Phú (ảnh: K. H)

Do đó, thời gian tới, cần có sự chung tay, hỗ trợ phát triển chương trình của các ban, ngành; sự chủ động tích cực hưởng ứng, sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như của các hộ cá thể tham gia chương trình OCOP để tạo nên sự đa dạng về nhóm, về thể loại của sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện.

M. VÂN

Related articles
Hỗ trợ nhiều HTX tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chuyên môn đã tích cực hỗ trợ các HTX trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

(0) Comments
Focus
Binh Thuan to protect Intangible Cultural Heritage Recognized by UNESCO
BTO – In 2013, UNESCO recognized Southern Vietnamese Don Ca Tai Tu (DCTTNB) as an intangible cultural heritage of humanity. Binh Thuan is one of 21 provinces and cities with the artistic heritage of Don Ca Tai Tu, contributing to enhancing the spiritual cultural life of the people and developing the socio-economic situation of the province, raising Binh Thuan's status in the region and the country.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuy Phong: Thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao