Để đạt được kết quả này, các ngành chức năng đã xây dựng cẩm nang điện tử "Giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận" nhằm tuyên truyền về các sản phẩm OCOP. Nhiều lớp tập huấn cũng được tổ chức để hướng dẫn sử dụng phần mềm số hóa quy trình triển khai Chương trình OCOP, chấm điểm và số hóa hồ sơ OCOP. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP còn được đào tạo về chu trình OCOP, xây dựng và triển khai dự án sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm và viết câu chuyện sản phẩm. Danh sách các chủ thể OCOP tiêu biểu đã được gửi tham gia Chương trình Chợ phiên OCOP năm 2024 trên nền tảng TikTok và Chương trình "Hạt giống OCOP" giai đoạn 2024 - 2025. Các chủ thể OCOP cũng được khuyến khích tham gia trưng bày sản phẩm tại các sự kiện triển lãm và hội chợ.
Sản phẩm OCOP 3 sao xã Gia An (Tánh Linh).
Từ nay đến cuối năm, các sở, ngành và địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp để mở rộng Chương trình OCOP. Phấn đấu đến cuối năm 2024 đánh giá phân hạng lại khoảng 50 sản phẩm và phát triển thêm 35 sản phẩm OCOP mới, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên khoảng 161 sản phẩm nhằm đảm bảo đạt mục tiêu của Kế hoạch số 3799 ngày 9/11/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025.