Đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề tháo gỡ vướng mắc cho cơ quan báo chí
28/11/2023, 08:50
Bộ TT&TT vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 13/6/2023, trong đó Thủ tướng đã chỉ đạo việc đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí, Bộ TT&TT đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan báo chí.
Trên cơ sở ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cơ quan báo chí và thực tiễn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất, cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước, quy định chi tiết thi hành Luật giá và chính sách về thuế đối với các cơ quan báo chí.
Cụ thể, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề. Nhóm vấn đề thứ nhất là đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; Thứ 2 là nhóm ý kiến về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Thứ 3 là nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá; Thứ 4 là nhóm ý kiến về chính sách thuế; Thứ 5 là các ý kiến về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan báo chí và hướng dẫn chế độ chi cho các cơ quan báo chí.
Thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực báo chí
Với nhóm ý kiến thứ nhất, Bộ TT&TT đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Theo Bộ TT&TT, Nghị định 60 có các quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023). Ảnh: Nhật Bắc
Cụ thể, điểm a khoản 2, điều 5 quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).
Tuy nhiên, điểm b khoản 2, điều 9 của Nghị định đã quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 2 (tự chủ kinh phí chi thường xuyên) cung cấp dịch vụ công thông qua đấu giá với giá chưa tính đủ chi phí khấu hao. Theo Bộ TT&TT quy định này khó áp dụng trong thực tế khi lập dự toán về kế hoạch lựa chọn nhà thầu…
Bên cạnh đó, khoản 3, điều 9 quy định đơn vị sự nghiệp Nhóm 3 (tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên) được nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo chưa tính đủ chi phí, nhưng chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá
Về nhóm ý kiến thứ 2, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi định tính chi phí tiền lương trong giá đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 60 và Nghị định 32, giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp… do các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
Trên thực tế, các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên (Nhóm 1), đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 2) nếu tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ theo quy định trên không phù hợp với thực tế của đơn vị.
Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội Đảng lần thứ XIII. Ảnh: Trần Thường
Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 60 cho phép việc xác định chi phí tiền lương trong giá đặt hàng đối với các đơn vị Nhóm 1 và Nhóm 2.
Cụ thể, đối với các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đơn giá tiền lương theo thực tế 3 năm liền kề của đơn vị khi lập phương án giá dịch vụ.
Đối với các đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ được tính theo chi phí tiền lương bình quân theo thực tế 3 năm liền kề.
Theo Bộ TT&TT, việc sửa đổi trên cũng đảm bảo sự thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công giữa đơn vị đã có định mức kinh tế - kỹ thuật với đơn vị chưa có định mức - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Nghị định 60 phù hợp với việc thực hiện cơ chế tiền lương như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập Nhóm 1, Nhóm 2.
Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định trách nhiệm nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan chủ quản đặt hàng; đề nghị xem xét hướng dẫn về điều kiện đặt hàng; sửa đổi, bổ sung trình tự thủ tục đặt hàng dịch vụ công và về phương thức quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành.
Ưu đãi thuế thu nhập cho các loại hình báo chí
Nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành luật giá, trong đó không quy định bộ quản lý ngành, lĩnh vực trách nhiệm thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương lĩnh vực TT&TT…
Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có cơ chế quản lý giá phù hợp để các cơ quan báo chí thuận lợi trong việc nhận đặt hàng thông tin, tuyên truyền từ các cơ quan, đơn vị khác không phải là cơ quan chủ quản.
Nhóm ý kiến về chính sách thuế, theo Bộ TT&TT, hiện nay các cơ quan báo chí in đã được nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10%. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ quan báo chí có hai loại hình báo chí trở lên (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử). Trong khi đó, hoạt động báo chí đều phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề xuất nhà nước thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả các loại hình báo chí, tạo điều kiện hỗ trợ cho báo chí và thuận lợi cho công tác hạch toán, quản lý thuế.
Ngoài ra, Bộ TT&TT còn đề nghị Bộ Tài chính quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu…
ĐỀ NGHỊ BỘ TÀI CHÍNH XEM XÉT 5 NHÓM VẤN ĐỀ
- Nhóm vấn đề thứ nhất là đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thứ 2 là nhóm ý kiến về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Thứ 3 là nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá.
- Thứ 4 là nhóm ý kiến về chính sách thuế.
- Thứ 5 là các ý kiến về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan báo chí và hướng dẫn chế độ chi cho các cơ quan báo chí.
Tính đủ chi phí tiền lương lĩnh vực báo chí, truyền thông
Nghị định 60, quy định đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương…). Tuy nhiên, nghị định này chưa quy định khoản chi phí nào chưa được tính vào vào giá để có căn cứ thực hiện, nhất là chưa khả thi khi thực hiện theo phương thức đấu thầu.
Vì vậy, Bộ TT&TT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn và yêu cầu cán bộ, đảng viên phải hết sức nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ, công việc được giao, dù là việc lớn hay việc nhỏ, việc đơn giản hay phức tạp, nhiệm vụ bình thường hay quan trọng, bí mật.
BTO-Kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương Bình Thuận là một sự kiện quan trọng, đánh dấu mốc lịch sử đáng nhớ và tạo cơ hội để người dân cùng nhau nhìn lại chặng đường đã qua. Dưới đây là một số hoạt động tiêu biểu được tổ chức nhằm chào mừng dịp lễ đặc biệt này.
BTO-Tối 17/4, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bắc Bình đã long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Bắc Bình (18/4/1975 – 18/4/2025).
Tuyên Quang – Bình Thuận cùng tổ chức lễ kết nghĩa vào giữa năm 1960. Với tinh thần “Vì miền Nam ruột thịt, vì Bình Thuận kết nghĩa”, đến nay đã tròn 65 năm tròn nghĩa, vẹn tình.
BTO-Tối ngày 17/4, tại tiền sảnh Nhà hát và Triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh đã tổng duyệt lần 2 Chương trình Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025).
BTO-Chiều 17/4, ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận tiếp xúc cử tri tại phường Mũi Né (TP.Phan Thiết); Cùng tiếp xúc còn có bà Lê Thị Hải Duyên - Phó Bí thư Đảng ủy chuyên trách Đảng bộ Các...
Ở vòng 33 Giải Ngoại hạng Anh, chủ nhà Ipswich tiếp đón Arsenal tại sân vận động Portman Road diễn ra lúc 20 giờ, ngày 20/4. Đây sẽ là cơ hội để các “Pháo thủ” hướng đến 3 điểm trọn vẹn để nới rộng khoảng cách với đội đứng thứ 3 Newcastle...
Hòa trong không khí cả nước vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) gắn với kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025), tại Nhà hát...
Trong hàng triệu người đến Phan Thiết tham quan, du lịch có không ít người đã thấy được tiềm năng của vùng “biển xanh” nên rót vốn đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau như bất động sản, homestay, nông - hải sản... Và nhiều người đã ở lại...
Vào cuối tháng 3/2025, tôi có tiếp quý thầy ở Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) TP. Hồ Chí Minh đi tiền trạm để chuẩn bị đưa đoàn sinh viên Khoa Văn học của trường đi thực tập thực tế nghiên cứu văn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025): Anh hùng thời chiến, vững tiến thời bình; Phát triển công nghiệp Bình Thuận:Những bước tiến đáng ghi nhận; Đoàn kết, tiến bước vào kỷ nguyênvươn mình của dân...
“Con không được nói dối nhé. Nếu không mũi sẽ dài như Pinocchio” - Đó là lời của nhiều bà mẹ khi dạy con mình. Là mẹ, ai cũng dạy con phải trung thực. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ lại trở thành “Pinocchio”, vì chỉ mong con luôn mạnh...
Khoảng 18 giờ, hoàng hôn ngày 15/4/2025 (18/3 Ất Tỵ) chân trời Phan Thiết chưa tắt nhưng tôi lại nhận được hung tin, tắt rồi một “Đấng hồn quê”! Mặc dù được đại gia đình tận tình chăm sóc nhưng do các chứng bệnh già, tuổi cao, sức kiệt...
Tháng 4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Trong dòng hồi ức của tôi, một giáo viên đã về hưu lòng vẫn luôn bồi hồi nhớ về những ngày này 50 năm trước, lúc chập chững vào nghề dạy học, những ngày đầu đứng trên bục giảng.
Cùng với việc bố trí không gian mở dành cho mọi lứa tuổi và các phòng đọc, phòng hội thảo, phòng dành riêng cho thiếu nhi, Thư viện tỉnh Bình Thuận đang ngày càng khẳng định vai trò cầu nối tri thức, góp phần duy trì, hướng đến hình...
Cách đây đúng 50 năm, quân và dân Bình Thuận đã đồng loạt tổng tiến công giải phóng Bình Thuận (19/4/1975), góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975. Nhìn lại chặng đường...
Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự hỗ trợ của lực lượng cấp trên, cùng với cả nước, quân, dân các dân tộc tỉnh Bình Thuận đã nhất tề nổi dậy và liên tục tấn công giải phóng tỉnh Bình Thuận, góp phần giải phóng miền...
Hiện 7/9 khu công nghiệp (KCN) tại Bình Thuận đã được chủ đầu tư xúc tiến xây dựng hạ tầng cũng như thu hút dự án thứ cấp, riêng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam có 2 KCN là Hàm Kiệm I và Hàm Kiệm II.
Từ một số ngành nghề truyền thống có quy mô nhỏ lẻ, công nghiệp Bình Thuận đã cho thấy những bước tiến đáng ghi nhận và dần khẳng định là 1 trong 3 trụ cột kinh tế của địa phương…
Nghị quyết 57 –NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được ban hành.