Năm 2023: Bình Thuận phấn đấu có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao

07/07/2023, 18:47

Ngày 7/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bình Thuận năm 2023.

Mục đích nhằm tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia chương trình OCOP, thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình OCOP... Theo đó, trong năm sẽ tổ chức 2 lớp tập huấn về chương trình OCOP cho các địa phương và chủ thể. Phấn đấu có thêm ít nhất 20 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Đồng thời, nâng hạng các sản phẩm OCOP có tiềm năng và đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã hết hiệu lực công nhận theo đúng quy định. Hỗ trợ ít nhất 2 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ để đưa sản phẩm vào các hệ thống bán lẻ như Co.opmart; BigC, LotteMart...Bên cạnh đó, tổ chức cho các chủ thể tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP, hướng đến xuất khẩu; trao đổi kinh nghiệm các địa phương có các mô hình nổi bật về triển khai chương trình OCOP như du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, quảng bá xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường... Song song, phát huy vai trò của các chủ thể sản xuất tham gia thực hiện chương trình OCOP; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

z4496318135515_9f5385ff72314172a3cf1f88a7910a1d.jpg
Trưng bày sản các sản phẩm OCOP của tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, cần lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP; tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP.

z4496316624933_1e7088a75e79617b652d21b711300b39.jpg

UBND tỉnh đề nghị Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia chương trình OCOP; UBND cấp huyện ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và giấy chứng nhận cho các sản phẩm 3 sao, công bố kết quả. Đồng thời chuyển hồ sơ sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm (tương đương 4 sao) lên hội đồng cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Thời gian đánh giá trước ngày 31/10/2023. Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp, trình hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá, phân hạng sản phẩm. Đối với sản phẩm đạt 4 sao, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao, tổ chức công bố kết quả. Thời gian đánh giá trước ngày 31/12/2023.

UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch. Trong đó tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số; tuyên truyền người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của chương trình OCOP…

K. HẰNG

Related articles
Ký kết hợp tác kết nối giao thương, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, OCOP
BTO- Chiều 22/3, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Bình Thuận đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình về ký kết hợp tác giao thương, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, OCOP.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2023: Bình Thuận phấn đấu có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP từ 3 sao