Dấu ấn 30 năm. Bài 1: Khởi sắc đời sống nhân dân

16/03/2022, 06:12

30 năm – một chặng đường không dài, nhưng đủ để có cái nhìn khách quan nhất về tiến trình phát triển của Bình Thuận. Trong đó có rất nhiều những khó khăn và thách thức, nhưng bằng tinh thần chung sức đồng lòng của toàn hệ thống chính trị nên đã vượt qua góp phần xây dựng đời sống người dân được nâng lên.

nguoi-dan.jpg
Ảnh: Ngọc Lân

Xuất phát điểm thấp

Thập niên 90, “diện mạo” Bình Thuận không bằng bây giờ. Hơn nữa vừa “bước ra” từ thời bao cấp sau chiến tranh đầy đau thương và mất mát. Cơ sở hạ tầng bao gồm điện – đường – trường - trạm nghèo nàn, “thời kỳ đó khổ lắm, thiếu thốn đủ thứ. Gia đình nào mua được xe máy, ti vi trắng đen là khá giả”, ông Nguyễn Văn Huê, 57 tuổi, một cán bộ hưu trí, Trưởng khu phố 11, phường Phú Thủy nhớ lại. Ông nói thêm: Một lần đi công tác ở Tánh Linh, Đức Linh phải ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ mới có xe đò đi. Có khi còn ngồi chung với heo, gà kêu ủn ỉn, éc éc... đường sá nhỏ hẹp xấu xí chứ không rộng rãi bằng phẳng như hiện nay.

Ông Huê là nhiều trong số lớp người sinh vào thập niên 60. Trong đầu những năm 80 trải qua giai đoạn khó quên này. Nhiều giai thoại vui buồn khác, họ đã và đang kể cho con cháu mỗi khi chúng hỏi. Theo tập niên giám Bình Thuận 2000 – 2003, vắn tắt thành quả kinh tế - xã hội thời kỳ 1992 - 2000, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 10,78%. Trong thời kỳ này ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước khu vực châu Á, kéo dài 3 năm bắt đầu từ Thái Lan vào năm 1997.

Nếu không có sự ảnh hưởng đó, GRDP thập niên này sẽ cao vì “ngành công nghiệp không khói” tỉnh bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, so với hiện nay thì không bằng, chỉ tính riêng 3 năm (2016 - 2017- 2018), GRDP tăng bình quân hàng năm là 7,33%. Điều đó để thấy rõ sự nỗ lực của của cấp, ngành, lãnh đạo thập niên 90. Dù vậy, bằng sự quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ và tạo điều kiện thu hút nguồn lực bên ngoài thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đã hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. “Đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét kể từ sau những năm 2000”, bà Lê Thị Tiêm, 68 tuổi, ở phường Xuân An, từng làm tại Công ty Nhà đất thuộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận trước kia nay đã giải thể nói.

Điều kiện sống tốt hơn

Nếu như thập niên 90 nhiều gia đình không có nổi chiếc xe máy, ti vi để đi và xem, thì từ những năm 2000 về sau đã có, thậm chí sắm xe 4 bánh, có “của ăn của để”. “Năm 2001 nhiều người muốn mua chiếc Wave Alpha với giá hơn 12 triệu đồng/chiếc, phải xếp hàng mua. Vì Dream, Future... đắt đỏ với 30 triệu đồng/chiếc, đáng giá bằng cả ngôi nhà, không phải ai cũng có điều kiện mua. Sau đó, nhiều dòng xe giá rẻ của Trung Quốc nhái thiết kế từ Honda Dream, Yamaha... ra đời, cùng với Wave Alpha thế hệ mới tiếp tục trình làng. Không ít gia đình vay tiền ngân hàng theo diện tiêu dùng mua, hỗ trợ việc đi lại, thuận tiện công việc làm ăn. Hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất đa dạng... đời sống gia đình bắt đầu nâng lên”, ông Nguyễn Văn Huê nhớ lại.

Đó cũng là nhờ sự nỗ lực chăm lo đời sống nhân dân của các cấp, ngành, bằng việc đẩy mạnh chính sách cho vay tiêu dùng và phát triển sản xuất theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Rồi triển khai nhiều mục tiêu, đề án, chương trình... từ một tỉnh có 8 đô thị loại V và 1 đô thị loại IV đến nay đã có 13 đô thị loại V, 1 đô thị loại IV và 1 đô thị loại II. Nhiều công trình tiêu biểu khẳng định vị thế, trong đó thủy lợi đem lại hiệu quả cao như hồ Sông Quao, hồ Cà Giây, hồ Lòng Sông, Kênh 812 Châu Tá, hồ Sông Móng, kênh tiếp nước hồ Cà Giây, kênh chuyển nước Sông Lũy - Cà Giây, kênh chuyển nước hồ Sông Móng - hồ Đu Đủ - hồ Tân Lập… phủ khắp tỉnh đưa nước sinh hoạt, tưới tiêu đến từng thôn xóm.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, cơ bản đều được thảm nhựa, bê tông hóa; hệ thống cung cấp điện, nước và thoát nước được đầu tư nâng cấp; mạng lưới bưu chính, viễn thông được mở rộng... chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng lên. Đến năm 2021, có 69/93 đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu trong năm 2022 có 71/93 xã về đích. Khoảng cách mức sống giữa thành thị và nông thôn thu hẹp, không còn nhiều xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những con số đó là minh chứng sống động về những đổi thay lớn trong 30 năm, tạo tiền đề vững chắc phát triển trong thời kỳ mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định, 3 trụ cột: công nghiệp, du lịch và nông nghiệp. Phấn đấu Bình Thuận trở thành một tỉnh giàu mạnh, đảm bảo đời sống người dân ấm no.

Theo niên giám Bình Thuận những năm 2000: Giai đoạn 1996 – 2000, hình thành một số khu, cụm công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né, bước đầu đã có tiếng trong và ngoài nước... Những điều kiện đó là tiền đề thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển trong những năm tiếp theo.

NINH CHINH

Related articles
Tặng máy lọc nước cho Hội Nông dân
BTO-Ngày 14/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp Công ty Cổ phần Đầu tư xử lý nước sạch AQUA Việt Nam trao tặng máy lọc nước cho Hội Nông dân các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong.

(1) Comments
Focus
Đảm bảo môi trường du lịch an toàn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với lợi thế về thiên nhiên, sự đa dạng các loại hình du lịch cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, lượng khách đến Bình Thuận trong dịp Tết năm nay được dự báo sẽ tăng cao. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, ngành du lịch còn tổ chức nhiều hoạt động tăng tính trải nghiệm, tạo sân chơi cho du khách.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dấu ấn 30 năm. Bài 1: Khởi sắc đời sống nhân dân