Chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng dịp Tết Nguyên đán

31/01/2022, 18:42

BTO - Đó là nội dung Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh vừa đề nghị Phòng Nông nghiệp các địa phương và đơn vị liên quan, nhằm bảo vệ tốt sản xuất, trồng trọt vụ đông xuân năm 2021-2022, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Cụ thể, phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng. Hướng dẫn, chỉ đạo phòng chống kịp thời nơi có diện tích nhiễm cao. Đặc biệt quan tâm đến một số sinh vật gây hại có khả năng bùng phát thành dịch trong thời gian trước, trong và sau tết. Trong đó chủ yếu là bệnh rầy nâu, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, chuột trên lúa; bọ xít muỗi và bệnh thán thư trên cây điều, bệnh chết chậm trên cây tiêu, bệnh khảm lá mì (giai đoạn cây con), sâu keo mùa thu hại bắp (trà bắp mới 3-9 lá). Song song, phối hợp với cơ quan truyền thông, thông tin kịp thời về tình hình sinh vật gây hại cây trồng và các đối tượng sinh vật gây hại chính trong dịp tết tại các khu vực cụ thể để nông dân biết và chủ động các biện pháp phòng chống kịp thời, hiệu quả.

Các Trung tâm Kỹ thuật và DVNN các địa phương trực ban trong các ngày tết, bố trí cán bộ kiểm tra đồng ruộng ở trong thời gian trước và sau tết. Phối hợp với các địa phương bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại chính trên cây trồng. Qua đó, khoanh vùng diện tích có nguy cơ bị thiệt hại nặng, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Được biết, đến nay toàn tỉnh đã xuống giống gần 38.000 ha lúa vụ đông xuân, chủ yếu ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh và đòng- trổ. Trong đó, có 759 ha bị bệnh đạo ôn lá, tăng 77 ha so 1 tuần trước đó. Bệnh sâu đục thân 452 ha, ốc bươu vàng 338 ha, bọ trĩ gần 500 ha. Các địa phương có lúa bị sâu bệnh gây hại phân bố tại Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong…

K.HẰNG

Related articles
Sâu bệnh và giá cả ảnh hưởng việc canh tác cây lâu năm
BT- Điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết Bình Thuận thích hợp với việc canh tác cây lâu năm, nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả miền nhiệt đới. Hiện toàn tỉnh đã trồng và đang chăm sóc 109.510 ha cây lâu năm. Trong đó, cây công nghiệp 63.247,7 ha, cây ăn quả 44.551,8 ha, các loại cây lâu năm còn lại 1.710,8 ha. Tuy nhiên do tình hình sâu bệnh và giá cả của một số loại nông sản không ổn định nên ảnh hưởng đến việc tăng diện tích cây lâu năm.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng dịp Tết Nguyên đán