Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp châu Á?
28/12/2022, 10:11
Giá dầu tăng do Nga tấn công Ukraine sẽ tác động đến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong khi lạm phát và căng thẳng địa chính trị có nguy cơ làm phương hại đến tâm lý đầu tư và nhu cầu đi lại trong bối cảnh doanh nghiệp mới bắt đầu phục hồi từ đại dịch.
Ngày 24/2/2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng Ukraine. Cuộc xung đột này đã khiến cục diện địa chính trị, địa kinh tế thế giới thay đổi sâu sắc.
Dù Ukraine cách xa châu Á, nhưng cuộc xung đột đã tác động đến khu vực này theo nhiều cách, từ việc lạm phát tăng và thiếu lương thực, đến việc thay đổi các mối quan hệ và thúc đẩy điều chỉnh chính sách về năng lượng và quốc phòng. Tuy nhiên, Nikkei Asia nhận định rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine dường như không thể thay đổi cách châu Á vận hành.
Nga đang tìm cách chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu sang châu Á. Ảnh: AP
Nga chuyển hướng bán năng lượng cho châu Á
Phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự của nước này, dẫn đến sự đổ vỡ trong các mối quan hệ cung cấp dầu khí đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, tạo áp lực đè nặng với nguồn cung dầu khí toàn cầu.
Vào năm 2023, EU sẽ có một sự thay đổi mang tính lịch sử khi đã đề ra các kế hoạch khẩn cấp cho các nước thành viên để đến tháng 3 mỗi nước sẽ cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ.
Trong khi đó, Nga đang tìm cách chuyển hướng xuất khẩu năng lượng từ châu Âu sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ hiện mua 2/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển từ Nga. Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 1/2 trữ lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường ống từ Nga.
Gần đây nhất, vào ngày 15/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này sẽ mở rộng hợp tác thương mại với các đối tác mới, trong đó có dịch chuyển dòng chảy khí đốt sang các nước phía Đông nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Pakistan được cho là sẽ mua tới 4,3 triệu tấn dầu giảm giá của Nga bắt đầu từ năm 2023. Trong trường hợp không có đường ống dẫn dầu, chiết khấu sẽ giúp bù đắp chi phí vận chuyển đáng kể. Tuy nhiên, Nga từ chối giảm giá bán dầu thô cho Pakistan, cho biết không thể đưa ra bất cứ điều gì trong thời điểm này vì tất cả các khối lượng dầu mỏ đã được cam kết với các đối tác khác. Nga cam kết sẽ xem xét yêu cầu của Pakistan và trao đổi vấn đề này thông qua các kênh ngoại giao.
Bên cạnh đó, Sri Lanka cũng nhập khẩu một lượng lớn dầu từ Nga. Theo dữ liệu từ các nhà phân tích Refinitiv và OilX, Sri Lanka đã cạn kiệt nhiên liệu vào đầu năm nay do khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, kể từ tháng 5, hơn một nửa lượng dầu thô nhập khẩu từ quốc gia Nam Á này đến từ Nga. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Kpler chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên Sri Lanka nhập khẩu dầu của Nga kể từ năm 2013.
Lạm phát và mất an ninh lương thực
Các quốc gia Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lạm phát và mất an ninh lương thực do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra.
Trước khi xung đột nổ ra, Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, chiếm 12,7% tổng lượng phân bón được xuất khẩu trên toàn cầu, trong khi Ukraine là một hành lang xuất khẩu quan trọng.
Tuy nhiên, do cuộc xung đột Nga – Ukraine, chỉ số giá phân bón của Ngân hàng Thế giới đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong tháng 4/2022. Kể từ đó tới nay, chỉ số giá đã giảm xuống, nhưng vẫn là tín hiệu không mấy khả quan đối với các quốc gia đang gặp khó khăn như Sri Lanka. Giá phân bón đã tăng cao hơn kể từ tháng 9/2019. Vào năm 2021, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu phân bón để bảo vệ an ninh lương thực của chính mình.
Giá lúa mì toàn cầu cũng tăng do hệ quả của cuộc xung đột, khi Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 30% xuất khẩu loại lương thực này.
Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, đã cấm xuất khẩu ngũ cốc vào tháng 5 để kiểm soát giá cả tăng vọt và củng cố nguồn cung trong nước. Ấn Độ sản xuất khoảng 107,59 triệu tấn lúa mì hàng năm, trong đó một phần lớn được tiêu thụ trong nước. Hồi tháng 9, Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng hạn chế xuất khẩu một số loại gạo.
Lạm phát đã ở mức kỷ lục trên toàn cầu và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán sẽ đạt 8,8% trong tháng 12/2022. Trong 10 tháng liên tiếp của năm nay, lạm phát giá bán lẻ của Ấn Độ vẫn duy trì ở trên mức cho phép cao hơn trong mục tiêu của Ngân hàng Trung ương từ 2-6%. Vào tháng 11, con số này giảm xuống còn 5,88% trên cơ sở hàng năm, chủ yếu là do giá lương thực giảm.
Khoét sâu sự phụ thuộc của châu Á
Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc và dễ bị tổn thương ở châu Á.
Lệnh cấm xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Indonesia vào đầu năm nay nhằm mục đích bình ổn giá dầu ăn trong nước vốn ở mức cao, đã gây ra sự lo lắng cho Ấn Độ, nơi nhập khẩu khoảng 50% dầu cọ từ quốc gia Đông Nam Á này.
Động thái của Jakarta diễn ra vào thời điểm dầu hướng dương, mặt hàng mà Ấn Độ và nhiều quốc gia khác chủ yếu nhập khẩu từ Ukraine, đang thiếu hụt nguồn cung. Trong khi đó, Indonesia là nhà nhập khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới của Ukraine, đã phải tìm kiếm các sản phẩm thay thế đắt hơn để sản xuất mì, bánh mì và bột mì.
Nhật Bản là quốc gia phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu cho gần 90% nhu cầu. Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm tăng rủi ro năng lượng đối với Nhật Bản và khiến nước này đối mặt với một số khó khăn.
Một tình huống khó khăn của Nhật Bản liên quan đến Sakhalin-2, dự án dầu mỏ và khí đốt ở vùng Viễn Đông của Nga, thu hút sự tham gia của nhiều tập đoàn dầu khí quốc tế và Nhật Bản. Trong khi nhiều công ty quốc tế đã chùn bước trong việc kinh doanh ở Nga, bao gồm đối tác Shell của Sakhalin-2, các công ty thương mại Nhật Bản Mitsui & Co. và Mitsubishi Corp. vào tháng 8 đã báo hiệu rằng họ có ý định tiếp tục tham gia dự án dưới sự điều hành của một công ty mới, Sakhalin Energy. Cổ phần của họ đã được Nga chấp thuận vào ngày 31/8.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết dự án này có ý nghĩa to lớn đối với an ninh năng lượng quốc gia. Nhật Bản nhận được khoảng 60% sản lượng dầu mỏ và khí đốt của Sakhalin-2, chiếm khoảng 10% tổng lượng khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu của nước này.
Vào tháng 11, Nhật Bản quyết định giữ lại cổ phần trong công ty mới của Nga điều hành dự án dầu khí Sakhalin-1 đồng thời yêu cầu những doanh nghiệp Nhật Bản ở lại dự án dầu khí khổng lồ này để đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.
Mặc dù vậy, những lo ngại về độ tin cậy của nguồn cung, chi phí nhập khẩu cao và các ưu tiên khử cacbon đã khiến Nhật Bản phải thúc đẩy việc tiếp nhận năng lượng hạt nhân.
Vào năm 2010, hơn 1/4 sản lượng điện của Nhật Bản là điện hạt nhân, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 13,4% vào năm 2020 sau Thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.
Ngày 22/12, chính phủ Nhật Bản đã quyết định cho phép kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân lên 60 năm, so với giới hạn hiện hành là 40 năm. Tuy nhiên, trong số 33 nhà máy điện hạt nhân hiện có, chỉ có 10 nhà máy tại Nhật Bản được phép hoạt động.
Ngày 22/12, các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) ra tuyên bố chung cho biết các nước thành viên sẵn sàng nỗ lực nhiều hơn nữa để hỗ trợ Ukraine về mặt tài chính, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ khác tăng hỗ trợ.
BTO- Đêm nay và ngày mai, khu vực Bình Thuận chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam có cường độ yếu đến trung bình. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Trung Bộ suy yếu dần. Ngoài ra, Ngoài ra, rãnh áp thấp có trục tây bắc - đông nam bị nén bởi áp cao lạnh lục địa cũng đang suy yếu dần.
BTO-Chiều nay 9/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên họp thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
BTO- Đêm nay và ngày mai, khu vực Bình Thuận chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam có cường độ yếu đến trung bình. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Trung Bộ suy yếu dần. Ngoài ra, nhiễu động gió đông trên cao cũng chi phối đến thời...
BTO-Sáng 9/5, Đoàn công tác Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam cùng Hội LHPN 19 tỉnh cụm thi đua Đông Nam bộ và Tây Nam bộ do bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội LHPN Việt Nam làm trưởng đoàn đã...
BTO-Giải pháp đẩy mạnh người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao là chủ đề chính hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật phối hợp Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh tổ chức sáng nay, 9/5. Tham dự có đại diện lãnh...
BTO- Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương Bình Thuận vừa phối hợp với xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho học sinh Trường tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Thị trường hàng hóa phái sinh đang mở ra nhiều cơ hội, nhưng rào cản về vốn khiến không ít nhà đầu tư e ngại. Với hợp đồng Nano size – một bước đột phá mới, giờ đây bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận thị trường chỉ với số vốn từ 5 triệu...
BTO-Tại phiên thảo luận ở hội trường sáng 9/5 về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận bày tỏ sự thống nhất với nhiều nội dung...
BTO-Đây là yêu cầu của Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh đối với công tác tuyển quân năm 2026, được đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, diễn ra chiều 8/5. Hội nghị do Đại tá Trần Hữu Nhân...
BTO-Nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2025 (Phật lịch 2569), sáng 9/5, đoàn cán bộ Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh do ông Phạm Văn Long - Chủ tịch Hội CCB tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng hoa và chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo...
BTO-Ngày 9/5, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2025
BTO-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định số 8377/QĐ-UBND về việc kiện toàn Tổ công tác liên ngành hỗ trợ, hướng dẫn UBND huyện Hàm Tân thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xác định giá đất cụ thể, bồi thường, hỗ trợ,...
Hạ tầng giao thông La Gi: Góp phần khai thác thế mạnh du lịch ven biển; Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận nhiều nội dung quan trọng; Trải nghiệm nghề hái điều; Cẩn trọng gỏi cá sống trong mùa hè; “Bí quyết” ôn thi tốt nghiệp môn ngữ...
Cuối tuần này, mọi ngả đường sẽ dẫn về xứ Catalunya, nơi Barcelona tiếp đón Real Madrid ở vòng 35 La Liga diễn ra lúc 21 giờ 15 ngày 11/5, hứa hẹn là trận đấu quyết định cho chức vô địch mùa này. Barcelona hiện dẫn đầu bảng, hơn Real...
Cuối tháng 4, đầu tháng 5 là thời điểm vàng để đón du khách, không chỉ riêng khu vực Mũi Né - Phan Thiết, đảo Phú Quý cũng là lựa chọn không thể thiếu trong hành trình trải nghiệm của du khách...
Ngữ văn là môn thi theo hình thức tự luận duy nhất và là năm đầu tiên đề thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa.
Nuôi dạy con cái là việc quan trọng trong gia đình, nhưng xung quanh vấn đề này, nếu ba mẹ không có chung quan điểm và hợp tác với nhau dễ dẫn đến bản thân đứa con đứng giữa không biết phải nghe ai.