Xác minh vụ rừng phòng hộ Sông Móng – KAPÉT bị tàn phá: Nội dung báo phản ánh là có cơ sở

07/11/2019, 17:31

 BTO- Sau khi Báo Bình Thuận phản ánh tình trạng rừng phòng hộ Sông Móng – Kapét bị phá, mới đây Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã thành lập Tổ công tác gồm: Lãnh đạo Chi cục và trưởng các phòng có liên quan; lãnh đạo và chuyên viên của Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Thuận Nam, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Móng – Kapét, phóng viên Báo Bình Thuận,... đi thực địa kiểm tra, xác minh hiện trường theo phản ánh của báo.

                
      Sau khi đi thực địa Tổ công tác họp để làm rõ vấn đề báo nêu.

Nội dung kiểm tra, xác minh nhiều vấn đề, trong đó có liên quan đến việc cây rừng bị chặt phá?, việc quản lý khai thác lâm sản phụ của rừng có chặt chẽ?, đường vào rừng có bị phá nát?.

Sau một ngày làm việc tích cực, Tổ công tác đã tiến hành họp tại Hội trường trụ sở UBND xã Mỹ Thạnh để làm rõ vấn đề. Kết quả Tổ công tác xác định phần lớn những gì báo phản ánh là có cơ sở.

Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hồ Thiện Đang cho biết: Qua xác minh đối chiếu với những gì báo phản ánh là có thật trên tất cả các nội dung có liên quan. Việc khai thác lâm sản phụ của rừng chưa quản lý chặt chẽ, kịp thời còn để xảy ra tình trạng khai thác chưa đúng quy định và mâu thuẫn giữa hộ giao khoán bảo vệ rừng với lao động của chủ khai thác lâm sản phụ được cấp phép; cây rừng bị chặt hạ nhỏ lẻ, còn có dấu hiệu tiếp tục chặt phá; đường vào rừng bị xe của chủ khai thác lâm sản phụ làm hư hỏng,... Đề nghị Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Kapét tiếp thu phản ánh và phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, UBND xã Mỹ Thạnh quản lý chặt chẽ hơn trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh Trần Ngọc Quảng đề nghị với tổ công tác cho dừng ngay việc khai thác lâm sản phụ. Vấn đề này thực sự là vấn đề bức xúc của xã không chỉ hiện nay mà trong nhiều năm qua, dù đã phản ánh ở các cuộc tiếp xúc cử tri các cấp nhiều lần nhưng không được giải quyết. Nên dừng khai thác để tre, le còn tái sinh và tạo ra măng tăng nguồn thu nhập cho đồng bào. Ông cũng thẳng thắn thừa nhận, thời gian qua việc quản lý rừng ở đây còn chủ quan; rừng thì rộng, song lực lượng bảo vệ mỏng, “lâm tặc” cứ canh chừng anh em để lén lút vào khai thác.

 Lê Ninh


Related articles

(0) Comments
Focus
Triển khai chuỗi giá trị liên kết sản xuất bắp lai hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện kế hoạch liên kết sản xuất bắp lai theo chuỗi giá trị thuộc dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Ban Dân tộc tỉnh phê duyệt. Theo đó, trong đợt 1 này chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp lai được thực hiện tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn của các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tánh Linh.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xác minh vụ rừng phòng hộ Sông Móng – KAPÉT bị tàn phá: Nội dung báo phản ánh là có cơ sở