Ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

13/06/2023, 05:46

Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa trong năm phân bố không đồng đều. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh còn có những biến đổi bất thường, hiện tượng nắng nóng kéo dài trong mùa khô, lượng mưa phân bố không đều theo quy luật. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, tỉnh đã tập trung chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Hàng năm tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, từ đó làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh thực hiện chuyển đổi trên 6.000 ha đất lúa để trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn như rau, màu, cỏ chăn nuôi… Việc luân canh cây trồng trên đất lúa giúp hạn chế sự phát triển của dịch bệnh, cải tạo dinh dưỡng và sức khỏe cho đất, tiết kiệm nguồn nước tưới, nhất là vụ đông xuân thường khan hiếm nguồn nước. Bên cạnh đó tỉnh còn tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai. Bên cạnh đó tỉnh còn tổ chức các lớp tập huấn cho người dân ở các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai nhằm nâng cao kiến thức, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai theo Đề án 1002 của Chính phủ về “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”. Bên cạnh đó tỉnh còn nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu phân vùng khô hạn và quản lý giám sát hạn hán trên địa bàn tỉnh. Phát huy trách nhiệm và huy động các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Qua đó đã phát huy được tinh thần trách nhiệm của nhân dân tham gia phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, huy động các nguồn lực để thực hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng tập trung nhằm đảm bảo tối đa các yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cân bằng sinh thái, ổn định về môi trường đất, môi trường nước và khí hậu, phòng chống thiên tai. Thực hiện tốt trồng rừng phòng hộ ven biển, trồng rừng thay thế và các dự án bảo vệ phát triển rừng.

kenh-ddsc_7375.jpg
Kênh dẫn nước hồ Cà Giây. Ảnh: Đ.Hòa

Bên cạnh đó tỉnh còn triển khai đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa, hệ thống kênh tiếp nước nối mạng, các công trình cấp nước sinh hoạt nhằm đảm bảo chủ động điều tiết nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, nhất là vùng khô hạn và phục vụ phòng chống hạn, ứng phó với biến đổi khí hậu gồm các dự án, công trình thủy lợi: Kênh chuyển nước Cà Giây - Cây Cà, kênh chuyển hồ Sông Dinh 3, hồ Núi Đất, huyện Hàm Tân và thị xã La Gi giai đoạn 1, hệ thống kênh thủy lợi Tà Pao, đầu tư xây dựng mới hồ chứa nước Sông Lũy, huyện Bắc Bình, sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa Sông Quao, Đá Bạc, Cẩm Hang, Hộc Tám, Tà Mon, Tân Lập, Trà Tân, Tân Hà… Tỉnh còn triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn tổ chức triển khai Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ của Việt Nam (GCF2-SACCR) tại tỉnh Bình Thuận. Dự án nhằm tăng cường khả năng thích ứng của nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương đối với tình trạng mất an ninh nước do biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. quản lý rủi ro khí hậu ngày càng tăng trong sản xuất nông nghiệp thông qua đảm bảo nguồn nước, áp dụng các thực hành nông nghiệp mang tính chống chịu khí hậu và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin khí hậu nông nghiệp mang tính thực hành, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và thị trường. Thúc đẩy sự chuyển đổi cách thức sản xuất quy mô nông hộ nhỏ từ các biện pháp ngắn hạn, mang tính đối phó sang các biện pháp mang tính tổng hợp, có sự phối hợp giữa các bên liên quan thông qua quản lý nguồn nước, sản xuất chủ động dựa trên thông tin rủi ro khí hậu…

PHAN LIÊN

Related articles
Đến năm 2030: 100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
UBND tỉnh Bình Thuận vừa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp