Truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm tại Hàm Trí

19/04/2024, 22:18

Bảo tàng tỉnh vừa tổ chức khai mạc lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm tại xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc.

img_0298.111.jpg
Các vị chức sắc tại xã Hàm Trí tham dự khai mạc lớp học
img_0277.jpg
Lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, các nghệ nhân truyền dạy và học viên tham dự buổi khai mạc

Tham gia lớp học có 21 học viên trên địa bàn thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí. Trong thời gian 20 ngày (19/4 - 10/5), học viên sẽ được các nghệ nhân và người am hiểu về nhạc cụ truyền thống của người Chăm truyền đạt các kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng các bộ nhạc cụ như trống Ginăng, Baranang, kèn Saranai, chiêng để phục vụ cho các lễ thức múa dâng cúng thần linh và ông bà tổ tiên. Ngoài ra, học viên còn được đi khảo sát thực tế; hướng dẫn lồng ghép một số tiết tấu âm nhạc khác để so sánh, hình dung thêm sự phong phú về thể loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm…

img_0257.jpg
Hiện số người biết chơi nhạc cụ truyền thống của người Chăm rất ít

Ông Đoàn Văn Thuận – Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: Loại hình nhạc cụ truyền thống của người Chăm là một bộ môn rất khó truyền tải, đòi hỏi người tham gia học phải có năng khiếu âm nhạc và niềm đam mê đối với loại hình này. Đây là lớp học đầu tiên nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, được mở tại Hàm Trí. Vì thế, sau lớp học, mong rằng các học viên đều nắm vững các kỹ năng, có tác phẩm hòa tấu và tiếp tục tự rèn luyện thực hành thành thạo, góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số tránh nguy cơ mai một. Đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc tốt đẹp, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

img_0282.jpg
Học viên tham dự lớp truyền dạy
img_0331.jpg
img_0387.11.jpg
Nghệ nhân ưu tú Lâm Tấn Bình truyền đạt các kiến thức và hướng dẫn trực tiếp học viên sử dụng nhạc cụ

THÙY LINH

Related articles
Bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó còn bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm tại Hàm Trí