Thấy gì qua thực hiện đề án truyền thông chính sách?

02/07/2024, 05:06

Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” (Đề án) vừa được Sở Tư pháp sơ kết 2 năm thực hiện với kết quả nhất định.

20221027_155240(1).jpg

Ảnh minh họa.

Đề án ra đời 30/3/2022 theo tinh thần Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau khi Quyết định 407 phê duyệt Đề án và có hiệu lực, Bình Thuận đã bám sát công văn hướng dẫn thực hiện Quyết định của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Trung ương.

Xác định đây là Đề án quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương nên UBND Bình Thuận cũng như Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, trực tiếp Sở Tư pháp rất quan tâm. Theo đó đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành phổ biến, quán triệt nội dung Đề án. Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách bằng hình thức phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng như người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong vận động, khuyến khích nhân dân quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo chính sách.

Theo Sở Tư pháp, qua 2 năm triển khai, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương thực hiện Đề án. Đến nay, các sở, ngành đã tổ chức truyền thông 7 dự thảo Nghị quyết theo quy định tại khoản 4, Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL. Trong đó, Sở Nội vụ đã tổ chức truyền thông dự thảo Nghị quyết “Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển trên địa bàn tỉnh”; Sở Y tế đã truyền thông dự thảo Nghị quyết “Quy định một số nội dung chi, mức chi đặc thù cho công tác y tế dự phòng - dân số trên địa bàn tỉnh”; Sở Khoa học và Công nghệ với nghị quyết về chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh…

Qua đó thấy được tác động và ý nghĩa của hoạt động truyền thông dự thảo chính sách trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. Các sở, ngành, địa phương, xác định được truyền thông pháp luật phải đi trước một bước và xây dựng luật phải làm từ sớm, từ xa; nhanh chóng, đầy đủ giúp chính sách pháp luật của Nhà nước, địa phương ngay trong quá trình dự thảo xây dựng được nhân dân đồng thuận, góp ý kiến trên tinh thần cởi mở công khai, minh bạch. Từ đó, văn bản pháp luật được ban hành có tính khả thi và pháp luật, thực sự là của dân, vì dân, tạo sự đồng thuận xã hội cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Tuy vậy, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác này còn thiếu, không có cán bộ chuyên trách. Khả năng tổ chức thực hiện, áp dụng chính sách của một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Nhiều đối tượng công chúng, đặc biệt là đối tượng ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp cận được đầy đủ.

Ông Đặng Văn Đào - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị, thời gian tới các sở, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông chính sách trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân. Gắn kết việc triển khai thực hiện Đề án với thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Cùng với đó, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và các phương tiện truyền thông. Quan tâm phân khai nguồn kinh phí cho hoạt động truyền thông dự thảo chính sách trong những năm tiếp theo. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tuy vậy, để công tác này mang lại hiệu quả, Phó Giám đốc Sở Tư pháp kiến nghị Bộ Tư pháp và bộ, ngành Trung ương quan tâm tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm và mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, công chức pháp chế các sở, ngành; đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương, báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã về kiến thức, kỹ năng truyền thông, xử lý thông tin khi thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, nhất là những vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau.

NINH CHINH

Related articles
Sơ kết 1 năm thực hiện tháo gỡ “điểm nghẽn” Đề án 06
BTO-Ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thấy gì qua thực hiện đề án truyền thông chính sách?