Nhiều cách làm hay giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

27/02/2024, 05:55

Thời gian qua, huyện Đức Linh bằng nhiều cách làm linh hoạt, phù hợp đã nỗ lực giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nổi bật, đã khơi dậy ý thức tự lực vươn lên tích cực sản xuất, tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống từng bước giảm nghèo bền vững.

Nỗ lực giảm nghèo

Toàn huyện hiện có 25 DTTS với 1.071 hộ/4.254 khẩu, trong đó chủ yếu là đồng bào K'ho và Châu Ro sống tập trung xen ghép ở 3 xã Trà Tân, Đức Tín, Mê Pu. Năm 2023, UBND huyện đã tập trung triển khai công tác giảm nghèo đến các xã có thôn đồng bào DTTS sống xen ghép, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch huyện đã đề ra. Trong năm đã có 31 hộ thoát nghèo và 57 hộ thoát cận nghèo. Tính đến cuối năm 2023, toàn huyện còn 40/1.071 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,73% và 30/1.071 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,8%.

Từ vốn vay NHCSXH đồng bào phát triển sản xuất.

Đời sống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có những khởi sắc, rõ nét, đó là trong sản xuất nông nghiệp, bà con đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Nhiều mô hình kinh tế được hình thành và phát triển hiệu quả được nhân rộng như: nuôi cá nước ngọt, trồng chuối... Bên cạnh đó, một số ngành nghề như cạo mủ cao su, buôn bán nhỏ… hình thành giúp bà con có thu nhập ổn định. Địa phương quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người DTTS. Cùng với nỗ lực của chính quyền, đồng bào DTTS ở huyện đã cố gắng vượt khó lao động sản xuất tự lực vươn lên thoát nghèo, tăng thu nhập nên đời sống, kinh tế vùng đồng bào DTTS cải thiện, từng bước được nâng lên.

Để đạt được kết quả nói trên, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai cụ thể hóa các văn bản, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách phù hợp cho từng đối tượng thụ hưởng. Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành liên quan đề ra giải pháp thực hiện; bố trí, sử dụng nguồn lực phân công cụ thể các thành viên trong Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu bao gồm chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện nói chung và giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS nói riêng ngày càng mang tính xã hội cao, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tham gia, với sự đóng góp tích cực về công sức, tiền của cho người nghèo, hộ nghèo thông qua các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo”; các cuộc vận động giúp nhau làm kinh tế gia đình. Nhờ đó, công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo tại huyện mang lại hiệu quả tích cực, cuộc sống người dân ngày một nâng lên.

Đồng bào Châu Ro thôn 4 - Trà Tân.

Khơi dậy ý chí tự lực vươn lên

Huyện Đức Linh đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền “giảm nghèo” thông tin cho đồng bào DTTS. Các văn bản của tỉnh, huyện về triển khai công tác giảm nghèo cùng với thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến với bà con. Trong đó, quan tâm tuyên truyền đồng bào tích cực tham gia các phong trào thi đua: Giảm nghèo bền vững, chung tay xây dựng nông thôn mới; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường...

Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo trong cộng đồng được giới thiệu đến bà con nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng. Đặc biệt, địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng thu nhập bền vững cho hộ nghèo như: hướng dẫn các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất; chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi được đào tạo. Bà Nguyễn Thị Cho – Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Linh cho hay: “Nhận thức đồng bào DTTS đã nâng lên, như có hộ khi nhận phiếu khảo sát hộ nghèo, họ tự thấy họ không nghèo nên gởi phiếu khảo sát lại cho xã. Nhiều hộ cho con ăn học, không chỉ làm nông mà còn làm nhiều ngành nghề khác; sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội hiệu quả phát triển kinh tế gia đình. Từ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới địa phương mở lớp dạy nghề cho chị em phụ nữ vừa thiết thực, tạo sự phấn khởi cho chị em…”.

Song song đó, địa phương thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển tạo chuyển biến cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào…

T.DUYÊN

Related articles
Nâng cao giáo dục nghề nghiệp tạo hiệu quả giảm nghèo bền vững
Triển khai Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Thuận Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện khá tốt về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đó tạo hiệu quả giảm nghèo bền vững.

(0) Comments
Focus
Cho phép trích thêm Quỹ khen thưởng, phúc lợi để tạo động lực cho người lao động
BTO-Sáng nay 23/11, Quốc hội làm việc tại tổ thảo luận về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tham gia ý kiến, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận - Nguyễn Hữu Thông cơ bản thống nhất với các nội dung dự thảo Luật; đồng thời tham gia góp ý nhiều nội dung quan trọng để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật này.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều cách làm hay giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo