Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận

15/07/2023, 08:52

BTO-Chiều 14/7, tiếp tục chương trình làm việc, Đoàn kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) do bà Hà Thị Nga - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Ủy viên HĐQT NHCSXH làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Bình Thuận về tình hình hoạt động của Ban đại diện (BĐD) HĐQT NHCSXH tỉnh từ năm 2022 đến nay.

Làm việc với đoàn công tác có ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh và các thành viên trong BĐD tỉnh.

Theo HĐQT NHCSXH tỉnh, năm 2022 và đến 30/6/2023, việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đúng chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình Thuận được cải thiện rõ rệt, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,2% thời điểm cuối năm 2021 đến cuối năm 2022 còn 2,58%, đời sống của nhân dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện...

z4516743631404_5b182aa3cd996950fc7c72530d139695.jpg

Trong năm 2022, nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh bổ sung 60,9 tỷ đồng và cấp huyện bổ sung 24,5 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác NHCSXH cho vay đạt 39,8 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh bổ sung 16,5 tỷ đồng và các huyện, thị xã, thành phố bổ sung 23,3 tỷ đồng. Từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW (từ năm 2015) nguồn vốn ngân sách bổ sung 230,5 tỷ đồng, lũy kế đến nay là 266,8 tỷ đồng. Về công tác cho vay, năm 2022 doanh số cho vay từ các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Bình Thuận đạt hơn 1.400 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 có 20 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn với số tiền 664 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng của Bình Thuận hiện đạt gần 4.200 tỷ đồng với gần 109.600 khách hàng còn dư nợ.

Tại buổi làm việc, các thành viên trong BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh đã thảo luận, nêu những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách, tín dụng trên địa bàn như: dư nợ quá hạn ở các đoàn thể, địa phương vẫn còn cao; chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn do thiếu vốn…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh nhấn mạnh: thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh thông tin truyền thông về tính ưu việt, nhân văn của hoạt động tín dụng, chính sách. Do đó, việc triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách có vai trò quan trọng, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao mức sống, thu nhập của người dân, xây dựng nông thôn mới, hạn chế tình trạng tín dụng đen, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương...

z4516481240362_85acd1769b1abd8b8ea66ec1f402bea8.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh phát biểu tại buổi giám sát

Kết luận buổi làm việc, bà Hà Thị Nga đồng tình cao những kết quả mà BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh đã đạt được từ năm 2022 đến nay. Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, bà Hà Thị Nga lưu ý, BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn tỉnh. Bên cạnh đó, bà Hà Thị Nga đề nghị thời gian tới, BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tự nguyện tham gia các chương trình tín dụng chính sách. Các đoàn thể tăng cường tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các đối tượng vay vốn sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả. Làm tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng miền, địa phương. Ngoài ra, cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với các kiến nghị, đề xuất của BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh, đoàn công tác ghi nhận, sẽ tổng hợp báo cáo đề nghị giải quyết kịp thời.

z4516743610857_7eb5d43f6637252963bb28e1144e38b7.jpg
Bà Hà Thị Nga đồng tình cao những kết quả mà BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh đã đạt được

Được biết, trong chương trình làm việc tại tỉnh, đoàn công tác đã đi thăm hộ vay vốn Lê Thị Kim Khánh (KP 5 – thị trấn Tân Nghĩa). Hộ này được vay 100 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo, trồng thanh long, nuôi bò đạt hiệu quả, giúp gia đình cải thiện thu nhập.

z4516749083701_217b9610f2e2c69546ebe8262e1eb4f6.jpg

Thăm hộ Lê Thị Kim Khánh

MINH VÂN

Related articles
Ngân hàng Chính sách xã hội:
 Tổ chức về nguồn tại Khu căn cứ di tích Tỉnh ủy
Ngày 25/3, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức hành trình về nguồn cho đảng viên, đoàn viên, cán bộ, nhân viên tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy ở Sa Lôn (xã Đông Giang - Hàm Thuận Bắc).

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Bình Thuận