Khi người dân có Đảng soi đường. Bài 3

24/03/2023, 05:29

Bài 3: Chiến lược phát triển công nghiệp ở Tánh Linh: Khai phá lợi thế

Đường vận chuyển hàng hóa gần các đô thị lớn, cảng, hàng không là lợi thế và yếu tố quyết định để doanh nghiệp đầu tư xây dựng cụm công nghiệp hoặc nhà xưởng bởi yếu tố giảm chi phí vận chuyển sẽ giảm giá thành sản phẩm sẽ quyết định việc cạnh tranh với thị trường tốt hơn. Mặt khác, giá thuê đất ở huyện thấp hơn các khu vực khác nên cũng là yếu tố quan trọng vì giảm chi phí đầu tư… 

Tánh Linh đang có những lợi thế này vì tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây chuẩn bị đưa vào khai thác, trong đó có điểm nối quan trọng quốc lộ 55 – đường ĐT720 – quốc lộ 1A – đường cao tốc…

may-cong-nghiep-o-tanh-linh-anh-n.-lan-1-(1).jpg

May công nghiệp ở Tánh Linh.

Hình hài các cụm công nghiệp

Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh thì Tánh Linh được thành lập 4 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 85 ha. Tánh Linh đã có quy hoạch và đang đi theo lộ trình phát triển công nghiệp, theo quy hoạch đến năm 2030 Tánh Linh sẽ có một số cụm công nghiệp hoạt động, trong đó có những cụm công nghiệp đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục để đi vào hoạt động, nổi bật có các cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp Nghị Đức có diện tích 10 ha do Công ty TNHH Đức Mạnh làm chủ đầu tư hạ tầng. Dự án đã kêu gọi được nhà đầu tư thứ cấp và hoàn thiện hợp đồng thuê đất để đầu tư xây dựng dự án với diện tích khoảng 5 ha, lấp đầy khoảng 80% diện tích đất công nghiệp trong cụm.

Cụm công nghiệp Lạc Tánh với diện tích 19 ha do Công ty TNHH MTV cao su Linh Kiệt đầu tư hạ tầng và thực hiện hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong cụm. Đã triển khai thực hiện hoàn thành hồ sơ thẩm định nhu cầu sử dụng đất, hồ sơ đánh giá tác động môi trường và quy hoạch chi tiết và định hướng mở rộng đến 60 ha trong giai đoạn 2026 – 2030. Ngành nghề hoạt động là chế biến mủ cao su, sản xuất các sản phẩm từ cao su, các ngành nghề hỗ trợ phục vụ hoạt động chế biến cao su. Chế biến hàng nông sản, chế biến gỗ, gia công may mặc, giày da, chế biến thức ăn gia súc, chế biến tinh bột mì. Cụm công nghiệp Gia An với diện tích khoảng 40 ha do Công ty TNHH MTV Cao su Tiến Nga làm chủ đầu tư. Dự kiến ngành nghề hoạt động là chế biến mủ cao su. Nhóm các dự án sản xuất điện gia dụng, điện tử, điện lạnh. Chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí. Nhóm ngành sản xuất hương liệu, hóa mỹ phẩm, hóa dược phẩm. Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, chế biến gỗ.

Cụm công nghiệp Lạc Tánh 2 tại thôn 2, xã Gia Huynh do Công ty cổ phần sản xuất gạch men xuất khẩu Á Mỹ đăng ký làm chủ đầu tư với diện tích 50 ha. Dự kiến ngành nghề hoạt động là nhóm các dự án sản xuất điện gia dụng, điện tử, điện lạnh. Chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí. Nhóm ngành sản xuất hương liệu, hóa mỹ phẩm, hóa dược phẩm. Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, chế biến gỗ. Nhóm ngành công nghiệp dệt, may, giày da. Nhóm ngành sản xuất năng lượng tái tạo, nhóm ngành nghề dịch vụ, kho bãi. Cụm công nghiệp Suối Kiết do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Đỗ Gia làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 50 ha. Ngành nghề dự kiến là nhóm các dự án sản xuất điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí. Nhóm ngành sản xuất hương liệu, hóa mỹ phẩm, hóa dược phẩm. Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, chế biến gỗ. Nhóm ngành công nghiệp dệt, may, giày da, nhóm ngành sản xuất năng lượng tái tạo. Cụm công nghiệp Gia An 2 do bà Nguyễn Thị Ngọc đăng ký làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 26 ha. Dự kiến ngành nghề hoạt động là chế biến mủ cao su, nhóm các dự án sản xuất điện gia dụng, điện tử, điện lạnh. Chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí. Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, nhóm ngành sản xuất năng lượng tái tạo. Cụm công nghiệp Gia Huynh do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Cao su Sài Gòn đăng ký làm chủ đầu tư với diện tích 50 ha. Công ty đang lập thủ tục hồ sơ xin chủ trương đầu tư theo quy định. Dự kiến ngành nghề hoạt động là nhóm các dự án sản xuất điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, chế tạo, sửa chữa và lắp ráp cơ khí. Nhóm ngành sản xuất hương liệu, hóa mỹ phẩm, hóa dược phẩm. Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, chế biến gỗ. Nhóm ngành công nghiệp dệt, may, giày da, chế biến nông lâm, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. Nhóm ngành sản xuất năng lượng tái tạo. Nhóm ngành nghề dịch vụ, kho bãi. Nhóm dự án sản xuất sản phẩm nhựa. Các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm...

Những khó khăn cần tháo gỡ

Đảng bộ và hệ thống chính trị huyện Tánh Linh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, dồn sức thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá, cụ thể: 3 nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và xây dựng đô thị văn minh ở thị trấn Lạc Tánh; Tăng cường quốc phòng, an ninh, chủ động trong mọi tình huống. 2 khâu đột phá gồm: Mở rộng và nâng cao hiệu quả liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có tiềm năng và lợi thế của huyện gắn với đổi mới hình thức sản xuất phù hợp; Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng các cụm công nghiệp mới ở Gia Huynh, Suối Kiết và những nơi có điều kiện khác, thúc đẩy đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái…

Tôi có nhiều lần vào những ngày thứ 7 hay chủ nhật thường thưởng thức cà phê với Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh Giáp Hà Bắc, vốn là bạn học thời phổ thông, chơi thân với nhau nên trong một số vấn đề chúng tôi đều thoải mái trò chuyện. Có hôm bàn về chuyện huyện Hàm Tân đón đầu hình thành những khu công nghiệp kịp thời khi cao tốc tuyến Phan Thiết – Dầu Giây chuẩn bị đưa vào vận hành. Nói qua huyện bạn lại “xọ chuyện kia” về huyện Tánh Linh. Tôi hỏi Chủ tịch huyện: Ở Suối Kiết, Gia Huynh đất còn nhiều nhưng sao Tánh Linh không xin mở cụm, khu công nghiệp? Chủ tịch huyện tâm tư: “Làm lúa, cao su, tiêu, cà phê, điều, cây ăn trái và những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao khác đã giúp người dân trong huyện cải thiện đời sống. Tuy vậy, bên cạnh duy trì làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để tăng chuỗi giá trị kinh tế, Tánh Linh còn hướng đến phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ngoài những cụm công nghiệp đã hình thành thì ở Gia Huynh, Suối Kiết đã có hàng chục doanh nghiệp trong nước nhìn thấy tiềm năng và lợi thế của vùng đất nên đã đến tìm hiểu để đầu tư. Tuy nhiên, mặc dù đất ở khu vực này hầu hết đã được người dân khai thác trồng trọt cả mấy chục năm nay nhưng nguồn gốc đất vẫn thuộc đất lâm nghiệp nên muốn làm cụm công nghiệp hoặc phát triển dự án khác phải có chỉ đạo của UBND tỉnh…”. Chủ tịch huyện nói với giọng trầm ngâm khiến tôi cứ vấn vương mãi câu chuyện này…

Có thể nói Tánh Linh đang có lợi thế khi cao tốc tuyến Phan Thiết - Dầu Giây đi qua có 2 điểm nối quốc lộ 55 và ĐT 720, ở khu vực này Tánh Linh có diện tích đất sản xuất rất lớn (đất trồng cao su, keo lá tràm, điều và một số loại cây ngắn ngày khác), để tạo quỹ đất phát triển kinh tế địa phương, các sở ngành cần tham mưu UBND tỉnh thu hồi thực hiện phát triển công nghiệp và dịch vụ đối với những diện tích phù hợp tại địa phương. Xem xét có cơ chế linh động điều chuyển vị trí quy hoạch, giảm các quy trình thủ tục nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư có năng lực thực hiện. Với huyện miền núi Tánh Linh còn khó khăn, UBND tỉnh nên có một số chính sách riêng, nhằm giữ chân nhà đầu tư trong khi chờ quy hoạch được duyệt đối với các nhà đầu tư tâm huyết đến địa phương để đầu tư hạ tầng công nghiệp. Có được điều này Tánh Linh sẽ phát huy được tiềm năng và khai phá lợi thế để đẩy mạnh công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Trải qua một chặng đường dài lịch sử kể từ khi tái lập huyện năm 1983, đến nay huyện Tánh Linh đã tròn 40 năm tuổi với những khó khăn và thách thức. Tuy vậy, nhờ có Đảng soi đường và hệ thống chính trị vững mạnh nên người dân Tánh Linh đang được hưởng lợi nhiều mặt, nhất là trong tư duy, suy nghĩ làm ăn để thoát nghèo vươn lên làm giàu, xây dựng nông thôn mới bền vững....

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Bí thư Huyện ủy Tánh Linh: Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ và hệ thống chính trị là nhân tố quyết định hàng đầu. Khối đại đoàn kết toàn dân là yếu tố quyết định thành công để Tánh Linh vượt qua khó khăn, thử thách. Thành quả sau nhiều năm Tánh Linh xây dựng, phát triển hội nhập là nền tảng. Hội nhập và phát huy tiềm năng, lợi thế huyện Tánh Linh đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cho đến năm 2030...

KÝ CỦA NHỊ THIÊN – MINH TUẤN

Related articles
Khi người dân có Đảng soi đường. Bài 1
Từ một vùng núi hoang sơ, đường sá đi lại khó khăn đời sống người dân nghèo nàn, “trường, trạm, điện, nước sạch” thiếu trước hụt sau… Nhưng qua chặng đường hình thành Tánh Linh vươn mình phát triển mạnh mẽ không thua kém các huyện miền xuôi.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi người dân có Đảng soi đường. Bài 3