Giải pháp cho Ba Lan và Bulgaria sau khi bị Nga cắt khí đốt

29/04/2022, 08:38

Ba Lan và Bulgaria đang tìm kiếm những nguồn khí đốt thay thế sau khi bị Nga cắt nguồn cung.

Tập đoàn nhiên liệu khổng lồ Gazprom đã thông báo dừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria và Ba Lan từ ngày 27/4 sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Vào tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới sẽ yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” thanh toán khí đốt bằng đồng rúp thay vì euro hoặc USD.

media.vov.vn-sites-default-files-styles-large-public-2022-04-_khi-dot-1-2903-1651103860.jpg
Công nhân kiểm tra đường ống khí đốt tại biên giới Bulgaria - Hy Lạp hồi tháng 3. Ảnh: AFP

Gazprom cung cấp gần 50% nhu cầu khí đốt hàng năm của Ba Lan, khoảng 10 tỷ mét khối so với tổng lượng tiêu thụ hơn 20 tỷ mét khối. Gần 8% lượng khí đốt của Ba Lan được sử dụng để sản xuất điện và gần 80% sản lượng điện được sản xuất từ than đá.

Theo Reuters, các công ty tiêu thụ khí đốt công nghiệp hàng đầu của Ba Lan không bị ảnh hưởng bởi việc Nga cắt nguồn cung.

Ba Lan đáp ứng nhu cầu khí đốt còn lại với 6,2 tỷ mét khối thông qua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được vận chuyển đến trạm nhập khẩu tại thành phố Swinoujscie. Bên cạnh đó, 4 tỷ mét khối khí đốt được sản xuất trong nước và 3 tỷ mét khối đến từ Cộng hòa Séc và Đức.

Bulgaria tiêu thụ khoảng 3 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm và khoảng 90% trong số đó nhập khẩu từ Gazprom thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này cũng nhận được một lượng nhỏ khí đốt từ Azerbaijan.

Dữ liệu của nhà cung cấp khí đốt Gazprom cho thấy, kho chứa khí đốt 3,5 tỷ mét khối của Ba Lan đã đầy 75%, gấp đôi so với mức vào 1 năm trước. Điều này giúp Ba Lan có đủ lượng khí đốt để sử dụng và vẫn chưa cần dùng đến lượng dự phòng.

Ba Lan có thể nhận khí đốt thông qua hai đường ống liên kết với Đức, bao gồm các dòng chảy theo đường ống Yamal-Europe và một đường ống nối với Cộng hòa Séc có thể cung cấp tới 1,5 tỷ mét khối mỗi năm.

Theo Reuters, ba đường ống dẫn khí đốt sẽ được mở trong năm nay. Một đường ống liên kết với Litva với công suất 2,5 tỷ mét khối hàng năm vào ngày 1/5, một đường ống nối với Slovakia với công suất 5-6 tỷ mét khối vào cuối năm nay và một đường ống nối với Na Uy với công suất 10 tỷ mét khối vào tháng 10.

Theo số liệu của Gazprim, kho chứa 550 triệu mét khối khí đốt của Bulgaria mới chỉ đầy 17,6%.

Bulgaria có kế hoạch nhập khẩu khí đốt từ Hy Lạp và Thổ nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov cho biết sẽ tìm kiếm một lựa chọn để khai thác các hoạt động mua khí đốt chung của EU.

Bulgaria có kế hoạch hoàn thành một hệ thống kết nối với Hy Lạp vào tháng 6, cho phép họ nhập khẩu 1 tỷ mét khối khí từ Azerbaijan mỗi năm. Hiện tại, Bulgaria nhập khẩu khoảng 1/3 số lượng được cung cấp theo hợp đồng đối với khí đốt Azerbaijan.

Các nhà phân tích cho rằng Bulgaria nên khẩn trương ký kết các thỏa thuận với các nhà cung cấp LNG như Qatar, Algeria và  Mỹ, cũng như tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan. Ngoài ra, Bulgaria cũng cần tìm cách ký các thỏa thuận hợp tác với Romania và Hy Lạp để đảm bảo nước này có thể sử dụng khí đốt dự phòng.

Ngày 27/4, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, Ba Lan và Bulgaria đã bắt đầu nhận khí đốt từ các nước láng giềng nhằm bù đắp cho việc bị Nga cắt nguồn cung, đồng thời tuyên bố châu Âu sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

"Chúng tôi sẽ bảo đảm quyết định của Gazprom sẽ gây ít tác động nhất đến người tiêu dùng châu Âu. Nga đã thất bại trong nỗ lực gây chia rẽ giữa các nước thành viên. Kỷ nguyên năng lượng hóa thạch của Nga tại châu Âu sắp chấm dứt", bà Ursula von der Leyen nêu rõ./.

VOV.VN

Related articles
Thủ tướng Ấn Độ: Vẫn còn nhiều thách thức từ đại dịch Covid-19
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 27/4 cảnh báo, những thách thức từ đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, đồng thời kêu gọi người dân cần phải cảnh giác.

(0) Comments
Focus
Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (15/11)
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tiếp sức cho sản xuất xuất khẩu; Bình Thuận thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Bình Thuận; Ưu tiên xóa nghèo hộ gia đình chính sách, người có công; Du lịch Bình Thuận: Lộ trình “xanh hóa” đến phát triển bền vững; Sự cao thượng của Van Gol… là những bài viết đáng chú ý trong số báo in xuất bản ngày 15/11/2024. Mời quý độc giả đón đọc.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải pháp cho Ba Lan và Bulgaria sau khi bị Nga cắt khí đốt