Đảm bảo hạ tầng số để đáp ứng yêu cầu “quản trị thông minh”

23/04/2025, 05:05

Chuyển đổi số cho Bình Thuận: “Vấn đề và giải pháp”- Đây là nội dung hội thảo chuyên đề vừa diễn ra tại Bình Thuận để các đại biểu trao đổi, đề xuất giải pháp, mô hình tổng quát về chuyển đổi số cho Bình Thuận theo yêu cầu triển khai Nghị quyết số 57 -NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (NQ57).

Những kết quả bước đầu

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành NQ57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

img_7176.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Hữu Huy phát biểu  tại hội thảo.

Tại Bình Thuận, với tinh thần chủ động và khẩn trương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành chương trình hành động, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung cụ thể theo yêu cầu tại NQ57 phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Bình Thuận. Kết quả, qua hơn 3 năm (từ năm 2022 đến nay), Bình Thuận đã triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số theo Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đạt được một số kết quả tích cực. Có thể nhắc đến những kết quả đạt được như hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển theo xu thế công nghệ mới đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của xã hội. Các hệ thống thông tin, nền tảng số, cơ sở dữ liệu được phát triển đáp ứng yêu cầu xử lý công việc trên môi trường số. Đồng thời, dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân và dữ liệu công dân số được đẩy mạnh phát triển để phục vụ người dân và doanh nghiệp...

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, quá trình chuyển đổi số nói riêng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nói chung của tỉnh vẫn chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, tốc độ phát triển còn chậm so với một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Chính vì vậy, hội thảo chuyên đề về chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian tới.

Thông qua hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe những đề xuất, khuyến nghị của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyển đổi số để áp dụng phù hợp với Bình Thuận nói riêng, cũng như phù hợp với định hướng việc sáp nhập tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời, góp phần giúp lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp nhận diện rõ hơn “vấn đề và giải pháp” đối với hoạt động chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp mình trong thời gian tới.

Có thể nhắc đến, một trong những ý kiến, đề xuất trong lĩnh vực nông nghiệp của ông Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch HĐQT Công ty CP công nghệ nông nghiệp Eden Hub, đó là chuyển đổi số và truy xuất nguồn gốc - giải pháp nâng cao giá trị nông sản và năng lực cạnh tranh trong thời đại mới. Trong đó có đề cập, đối với nông sản, thực tế nhiều vùng chưa có mã số vùng trồng. Mặt khác, truy xuất nguồn gốc còn rời rạc, chưa liên thông toàn chuỗi và khó đạt chuẩn cao nếu không số hóa. Trong khi đó, cơ hội mở rộng thị trường cao cấp nhờ truy xuất và minh bạch. Vì vậy, có thể thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc như ứng dụng công nghệ blockchain; mã QR và hệ thống dữ liệu thời gian thực…

41ebe279489efbc0a28f.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo.

Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Hữu Huy cho biết: Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, tỉnh yêu cầu cả hệ thống chính trị phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với công cuộc đổi mới, hoàn thiện bộ máy hành chính các cấp đang được triển khai. Trước hết, phải nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh.

26d8bab00a57b909e046.jpg
Tọa đàm tại hội thảo.

Mặt khác, với phương châm “Bộ máy tinh gọn, dữ liệu kết nối, quản trị thông minh”, lãnh đạo tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành và địa phương (cấp cơ sở) nghiên cứu, tham mưu triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số. Cụ thể như tham khảo các nội dung tại hội thảo để hoàn thiện, đề xuất mô hình xã thông minh phù hợp với đề án sắp xếp lại tổ chức đơn vị hành chính các cấp.

Trọng tâm phải đảm bảo hạ tầng số để đáp ứng yêu cầu “quản trị thông minh”. Đồng thời, nghiên cứu tham mưu triển khai các nhiệm vụ có tác động, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số… Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, nhất là phát triển cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, ra quyết định dựa trên dữ liệu, minh bạch hóa và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn để góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số trong thời gian tới.

K. HẰNG

Related articles
Phan Thiết đẩy mạnh chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững
Trong những năm qua, chuyển đổi số đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại TP. Phan Thiết, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng phục vụ nhân dân. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Thành ủy, UBND thành phố, quá trình chuyển đổi số tại Phan Thiết đang ghi nhận những kết quả tích cực, đồng thời tiếp tục khắc phục các khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đảm bảo hạ tầng số để đáp ứng yêu cầu “quản trị thông minh”