Có một “bảo tàng xương rồng” ở Thiện Nghiệp

09/08/2023, 10:20

5 trái thanh long đỏ để gọn trong chiếc nia tre, chị Thảo bê đặt ra bàn, miệng giới thiệu: “Ở đây coi thanh long là loại trái cây bình thường, nhưng ở Pháp họ quý lắm, vì trái thanh long rất nhiều chất dinh dưỡng, có lúc giá bán mỗi trái thế này chừng 7 Euro”.

z4577723541313_1fd55a9728ca500c29febab61a00c730.jpg

Giống xương rồng lạ nhập khẩu trồng ở Thiện Nghiệp

Rồi chị Thảo tự tay mình chế biến tại chỗ một ly trái cây thanh long đặc biệt mời khách dùng thử. Ngoài nguyên liệu thanh long ép chị cho thêm chút mật ong nguyên chất, vắt thêm trái tắc tươi. Khách dùng thử ai cũng gật đầu khen thơm và ngon.

Từ câu chuyện ly trái cây thanh long đỏ ép, chị Thảo trải lòng về những suy nghĩ và niềm đam mê với loại cây họ xương rồng – nhiều gai nhọn nhưng hoa đẹp, trái ngọt và bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Hiện trong khu vườn sinh thái của chị Thảo có hơn 700 loài xương rồng khác nhau. Nhiều loại cây xương rồng hình thù kỳ lạ ở Việt Nam chưa có, chị phải nhập từ nước ngoài về để trồng trên vùng đất cát pha Thiện Nghiệp. Giờ đây khu vườn sinh thái của chị Thảo như một “Bảo tàng xương rồng” mà không nơi nào có được.

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo, gốc người miền tây qua định cư tại Pháp từ nhỏ. Cách đây hơn mười năm vợ chồng chị về thành phố Hồ Chí Minh làm ăn. Năm 2021 dịch bệnh Covid- 19 bùng phát, vợ chồng chị Thảo “mắc kẹt” tại khu du lịch Mũi Né. Thời gian tránh dịch cũng là cơ hội cho chị tìm hiểu vùng đất đầy nắng gió của Mũi Né, Hàm Tiến, Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết). Chị Thảo rất yêu thích loài cây xương rồng, trong đó có cả cây thanh long thuộc họ xương rồng có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay. Vì thế mà chị dừng chân tại Bình Thuận xây dựng khu vườn trồng các loại xương rồng có trên thế giới. Chị Phương Thảo chia sẻ: “Cuối năm 2021, tôi mua hơn 1.300 m2 đất ở thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp có mặt tiền đường Trần Bình Trọng rộng 20m để phát triển khu vườn sinh thái đưa các loại giống xương rồng trên thế giới về trồng thử và đặt tên cho khu vườn là “Gai garden”. Bên cạnh sưu tập cây xương rồng, tôi đầu tư hàng chục tỷ đồng mở rộng phát triển khu vườn rau xanh, đào hồ trồng sen, nuôi cá, trồng cây ăn quả. Đầu năm 2023, tôi thiết kế xây dựng thêm nhiều khu “sống ảo” không thu phí để khách du lịch đến tham quan, vui chơi giải trí, thưởng thức ẩm thực vùng quê Thiện Nghiệp...”.

z4577722569949_b648e7926ea99b0b7bf5e2091a4a817b.jpg

Du khách tham quan, chụp ảnh trong khu vườn

z4577722591216_46ec6638ff430461d08086de21ee5239.jpg

Du khách đi thuyền ngắm hoa sen

z4577722535491_f44911f10d9af8aaf8b6fa7686afb295.jpg

Du khách xem vườn xương rồng lạ

z4577722513094_eb32b8ad28853cd0d1c65577bf1f3a32.jpg

Khu vườn trồng sen, nuôi cá

Ngày cuối tuần tháng 8, những cơn mưa rào bất chợt làm cho khu vườn sinh thái thêm xanh tươi. Trên con đường vào cổng “Gai garden” nhộn nhịp người, không chỉ có người dân địa phương mà nhiều lữ khách từ các nơi tìm đến thư giản và tham quan, ngắm nhìn hàng trăm loài xương rồng hình thù lạ mắt. Nhất là giới trẻ từng nhóm cùng nhau chụp hàng trăm bức ảnh với cảnh vật tuyệt đẹp ở khu vườn sinh thái xương rồng Thiện Nghiệp.

ĐÌNH HÒA

Related articles
Phát triển du lịch tính “đường dài”
Từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động du lịch trên địa bàn Bình Thuận diễn ra hết sức sôi động với lượng khách ước đón tăng hơn 82% so cùng kỳ năm ngoái và doanh thu tăng 2,1 lần. Với nhiều yếu tố thuận lợi, dự báo ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh sẽ sớm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm nay, qua đó cũng tính đến phát triển cho chặng đường dài…

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có một “bảo tàng xương rồng” ở Thiện Nghiệp