Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô đã có những điểm sáng sau khi qua đỉnh dịch

06/04/2022, 14:21

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều dấu hiệu tích cực như tăng trưởng 5,83% (cả nước ở mức 5,03%).

Sáng 6/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì Hội nghị giao ban công tác quý I năm 2022. Mở đầu hội nghị, ông Chu Ngọc Anh đã nêu lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế xã hội của Thủ đô sau 6 tháng chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

ha_noi_2.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Kinh tế đô thị

Nhấn mạnh, 3 tháng quý I năm 2022, Hà Nội đã nỗ lực, thúc đẩy kiểm soát dịch bệnh, phục hồi kinh tế xã hội mạnh mẽ, hiệu quả. Hà Nội đã bám sát chỉ đạo Trung ương, Thành ủy, vào cuộc ngay từ ngày đầu năm, chủ động thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả.

Khẳng định, thành phố đã qua đỉnh dịch bệnh Covid-19, ông Chu Ngọc Anh khẳng định: “Trong đỉnh dịch với số ca mắc tăng rất cao, đặt ra lo lắng về quá tải của y tế cơ sở. Tuy nhiên, Sở Y tế và các ngành đã phối hợp nhịp nhàng. Các trạm y tế phường dù nhiều cán bộ mắc Covid-19 nhưng đã được các lực lượng đoàn thể, mạng lưới bác sĩ đồng hành…chi viện kịp thời. Nhờ đó công việc vẫn được đảm bảo. Đó là nỗ lực thể hiện rõ nét phương châm “4 tại chỗ”, chủ động ngay từ cơ sở”.

Bên cạnh đó, Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân ở Hà Nội với các tổ lưu động đã đến tận nhà hoàn thành tiêm cho gần 120.000 người có nguy cơ cao chưa được tiêm. Hà Nội cũng đã tiêm trên 16 triệu mũi vaccine phòng Covid-19. Người từ 12 tuổi trở lên cơ bản đã 99,5%. Mũi 3 đã tiêm hơn 86%...

Nêu con số Hà Nội có 1,5 triệu ca mắc Covid-19 từ lúc chuyển trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, Chủ tịch UBND TP khẳng định: “Cả hệ thống đã căng mình, nỗ lực cao độ và kiểm soát, hạn chế tỷ lệ chuyển tầng, tử vong thấp nhất cả nước”.

Ông Chu Ngọc Anh cho biết thêm: “Tinh thần chung, từ nền tảng kiểm soát tốt dịch bệnh, Thường trực Thành ủy thống nhất sẽ cho mở thêm 1 số dịch vụ nữa để phục vụ phục hồi sản xuất kinh doanh”

Nhắc đến Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2022, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính có nêu 10 kết quả nổi bật của cả nước trong thời gian qua là: Tình hình dịch bệnh được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế phục hồi; kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt kết quả tích cực; phát triển doanh nghiệp khởi sắc; thương mại, dịch vụ phục hồi tích cực; an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm, đời sống người dân được bảo đảm; độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại được củng cố và tăng cường, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

ha_noi_1_0.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Phú Khánh

Theo ông Chu Ngọc Anh, 10 kết quả nổi bật toàn quốc ấy được thể hiện sinh động rõ nét ở địa bàn Thủ đô, Hà Nội không chỉ bám sát các chỉ đạo của Trung ương để triển khai các kế hoạch, giải pháp cụ thể mà còn chủ động có kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế trong năm 2021. Điều này được thể hiện qua những số liệu số cụ thể như: kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều dấu hiệu tích cực như tăng trưởng 5,83% (cả nước ở mức 5,03%) đúng với khung kịch bản tăng trưởng của thành phố để có niềm tin mạnh mẽ vào các quý sau để cả năm đạt mục tiêu 7-7,5 %. Dịch vụ tăng gấp 1,34 lần so với bình quân cả nước; Tổng thu ngân sách, thu nội địa đều tăng. Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng trưởng; trên 6.300 doanh nghiệp thành lập mới; Tổng mức bán lẻ tăng 9,1 %; giải quyết việc làm trong quý trên 50.000 lao động….

Từ những kết quả đạt được trên, ông Chu Ngọc Anh đã nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm của tháng 4 và Quý II, đồng thời lưu ý, định hướng một số nội dung quan trọng với các sở ngành và quận huyện. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhắc lại 8 hạn chế cần khắc phục mà Thủ tướng mới nhắc đến với cả nước để nhắc nhở các đơn vị phải tập trung, quyết liệt hơn trong các phần việc cụ thể.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng nêu việc chỉ số giá tiêu dùng ở Thủ đô tăng khá cao (bình quân quý một tăng 2,66% cao hơn trung bình cả nước” với 10/11 nhóm hàng tăng; Sản xuất công nghiệp mới tăng 5,3% thấp hơn cả nước…và yêu cầu các cấp, ngành cần có giải pháp cụ thể, lâu dài. Bên cạnh đó, đến hết tháng 3, tỷ lệ giải ngân của thành phố mới đạt 8,62%. Tăng so với cùng kỳ nhưng thấp hơn mặt bằng cả nước. Chính vì vậy các đơn vị cần nỗ lực, đạt tỷ lệ 16% ngay trong tháng 4.

Bên cạnh đó, ông Chu Ngọc Anh cũng yêu cầu các đơn vị tập trung những nhiệm vụ lớn như: Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP; chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng cho SEA Games 31. Tập trung các giải pháp thúc đẩy phục hồi kinh tế, gắn với cải cách hành chính mà trọng tâm là Đề án 06 với 25 dịch vụ công thiết yếu sẽ được triển khai trực tuyến để phục vụ nhân dân.

“Đặc biệt, không thể quên nhiệm vụ chống dịch khi hiện virus SARS-CoV-2 đang có biến thể mới. Cần tiếp tục từ sớm từ xa, chủ động phòng ngừa hiệu quả”, ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh./.

VOV.VN

Related articles
Điều hành giá xăng, dầu: Tránh tăng đột biến, gây tổn hại cho nền kinh tế
Trước diễn biến khó lường của giá xăng dầu thế giới, vẫn cần xem xét tới các công cụ khác để phối hợp điều hành giá xăng, dầu, tránh tăng giá đột biến, gây tổn hại cho nền kinh tế.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bức tranh kinh tế xã hội Thủ đô đã có những điểm sáng sau khi qua đỉnh dịch