Theo đó, nhằm thúc đẩy việc học tập suốt đời để con người phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo. Ngoài ra, việc xây dựng mô hình “Công dân học tập” sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong các tổ chức, đơn vị, gia đình, công dân trong xã hội được tham gia học tập hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập trên địa bàn huyện.
Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ và hội viên của Hội Khuyến học các cấp được học tập quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 40% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, khu phố và tương đương); 60% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 70% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó 60% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
Phấn đấu đến năm 2030, 60% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, khu phố và tương đương); 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 90% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của chương trình chuyển đổi số quốc gia...
Với 4 nhóm giải pháp chính để thực hiện kế hoạch có hiệu quả như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập”; Tăng cường ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình. Triển khai công tác tập huấn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc xây dựng mô hình. Huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, nhân rộng mô hình này góp phần xây dựng xã hội học tập.