Bắc Bình: Xung quanh việc thu hồi tiền hỗ trợ giáo viên do ảnh hưởng Covid-19

29/09/2022, 05:38

Nhiều giáo viên bị thu hồi tiền hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19 ở Lương Sơn, Bắc Bình, mong muốn BHXH chia nhỏ thu nhiều đợt thay vì một lần, do điều kiện khó khăn đầu năm học phải chi phí nhiều khoản.

20220921_090836.jpg

Vui rồi hụt hẫng

Năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến người lao động và người sử dụng lao động cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng. Trước tình hình ấy, Chính phủ triển khai gói hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh (BHXH) đã kịp thời triển khai gói hỗ trợ đến người lao động và người sử dụng lao động thuộc diện được hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

anh(1).jpg
Thông báo gửi cho các thầy cô nộp lại tiền BHTN.

Nhận được khoản hỗ trợ giữa lúc khó khăn, người lao động và người sử dụng lao động vui mừng, vì có thêm khoản chi phí trong gia đình để vơi bớt nỗi lo, trong đó có các thầy cô giáo. “Lúc đó vào gần tết năm 2021, thấy có tiền hỗ trợ chuyển vào tài khoản, mừng ghê lắm vì tình hình dịch bệnh khó khăn”, cô Trang cũng như nhiều giáo viên khác ở Trường THCS thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình chia sẻ.

Tuy nhiên, đến nay trải qua gần 1 năm, thầy cô lại nhận được thông báo từ BHXH huyện là phải trả lại với lý do không đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Tình cảnh giáo viên như cô Trang không nhiều. Trong số 28 đơn vị của Bắc Bình không đủ điều kiện được hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN, có 2 đơn vị đã được chi trả BHTN, gồm Trường THCS Lương Sơn và Trường mẫu giáo Phan Thanh.

“Khi có khoản hỗ trợ này từ trên chuyển về, chúng tôi chọn 2 Trường THCS Lương Sơn và Mẫu giáo Phan Thanh chi trả trước. Lúc chi trả không biết 2 trường thuộc diện không đủ điều kiện, vì các văn bản hướng dẫn không rõ ràng. Sau này mới biết chỉ có đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trên 10% mới được hưởng, còn dưới 10% không được hưởng. 2 Trường THCS Lương Sơn và Trường mẫu giáo Phan Thanh dưới 10% nên các thầy cô không được hỗ trợ”, ông Nguyễn Văn Hạnh - Giám đốc BHXH huyện Bắc Bình cho biết.

Theo danh sách thầy cô phải hoàn trả lại BHTN của BHXH Bắc Bình, Trường THCS Lương Sơn có 62 người, với tổng số tiền hơn 196 triệu đồng và Trường mẫu giáo Phan Thanh 109 triệu đồng/42 người. Thầy Đinh Văn Quang – Hiệu trưởng Trường THCS Lương Sơn cho biết: “Khi có văn bản của BHXH huyện chuyển về yêu cầu trường triển khai cho các giáo viên biết để hoàn trả lại cho BHXH huyện. Đến nay một số thầy cô đã gửi trả lại, còn một số đang tâm tư vì điều kiện khó khăn”.

Mong trả nhiều đợt

Thông báo trả lại khoản hỗ trợ đến đúng thời điểm khó khăn khi đầu năm học, các giáo viên phải chi phí cho con cái học hành và nhiều khoản chi khác khiến nhiều thầy cô lo lắng. “Nếu trả lại thì em phải đi vay mượn để trả, chứ lương khoảng 4 triệu đồng mà trả lại 3,3 triệu đồng 1 lần theo yêu cầu của BHXH thì không đảm bảo cuộc sống gia đình, vì đầu năm học phải lo con cái học hành”, cô Trang chia sẻ. Với cô Ái - giáo viên Trường mẫu giáo Phan Thanh, có chồng làm nông, vay nợ ngân hàng làm thanh long, nhưng thanh long mất giá, cả gia đình nhờ vào khoản lương 4,6 triệu đồng của cô.

Dù điều kiện khó khăn nhưng các thầy cô nhận thức rõ, khoản hỗ trợ này phải trả theo yêu cầu của BHXH. Tuy nhiên, họ mong BHXH tạo điều kiện có thể chia nhỏ khoản tiền trả làm nhiều lần. Ông Hạnh cho biết: BHXH huyện thực hiện theo chỉ đạo cấp trên về việc trả 1 lần, tuy nhiên nếu có khó khăn, các trường có văn bản kiến nghị, chúng tôi sẽ báo cáo với BHXH tỉnh.

NINH CHINH

Related articles
Bảo hiểm thất nghiệp: “Phao” cứu sinh cho người lao động khi mất việc làm
BTO- Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

(0) Comments
Focus
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nông thôn
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, đòi hỏi cơ cấu lao động hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Điều đó đặt ra phải làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn đóng một vai trò quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an si
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Bình: Xung quanh việc thu hồi tiền hỗ trợ giáo viên do ảnh hưởng Covid-19