Tuy Phong: Chạm vào thiên nhiên

11/02/2025, 05:40

Mỗi ngày được chạm chân tới cánh rừng Phan Dũng xanh mát, hùng vĩ, ngắm cảnh vật thiên nhiên và những loài linh trưởng sống nơi đây…cho con người những cảm giác yên bình đến lạ thường.

Ngắm chủ nhân của rừng

Anh Hà Văn Cảnh - Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông- Đá Bạc huyện cho biết qua phối hợp nghiên cứu giữa đơn vị và Viện Sinh thái học Miền Nam bằng phương pháp đặt bẫy ảnh tại các khu vực rừng do đơn vị quản lý đã phát hiện nhiều loại động vật quý, hiếm.

khi-1-.jpg.jpg
Khỉ đuôi lợn.

Theo đó, đơn vị đã thiết lập 36 máy bẫy ảnh theo ô lưới ngoài hiện trường ở sinh cảnh rừng khộp rụng lá. Các điểm bẫy ảnh cách nhau khoảng 500 mét, gắn chặt vào các thân cây ở chiều cao từ 20 đến 40cm so với mặt đất nhằm tối đa hóa khả năng ghi nhận loài mục tiêu của nghiên cứu. Tổng cộng có được lắp đặt. Với việc đặt bẫy ảnh, đã được ghi nhận 24 loài động vật (15 loài thú và 9 loài chim) gồm: khỉ đuôi lợn, chà vá chân đen, mang đỏ, heo rừng, sơn dương, mèo rừng, chồn bạc má, cầy vòi hương, sóc vằn lưng, sóc bụng đỏ, sóc bay trâu, nhím, đồi, nhen, tê tê java, công, gà rừng, đa đa, trảu đầu hung, chèo bẻo rừng, chích chòe lửa, khướu khoang cổ, khướu mào trắng và chim cú muỗi đuôi dài. Trong đó có 5 loài nguy cấp, quý hiếm thuộc sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cần được bảo vệ nghiêm ngặt như: chà vá chân đen, tê tê java, công, sơn dương và khỉ đuôi lợn.

khi-2-.jpg.jpg
Mang đỏ.

Nuôi dưỡng tình yêu với rừng

Ngày cuối năm, đưa chúng tôi đến khu vực rừng do đơn vị quản lý, anh Cảnh cho biết nơi đây đang sở hữu tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, độc đáo, có tiềm năng du lịch sinh thái, cần được tăng cường bảo vệ và giám sát đa dạng sinh học. Tuy nhiên, nhưng tốc độ sinh sản rất chậm, sự phát triển lại kéo dài, nên chúng rất dễ tuyệt chủng nếu không được quan tâm bảo vệ, bảo tồn.

khi.jpg
Cầy vòi hương.

Nhiều năm nay, khu rừng khộp là nơi sinh sống của các loài linh trưởng. Tại thôn có dãy núi đá cao, có cây to, hang động, có nhiều đàn khỉ sinh trưởng ổn định. Không chỉ vậy, nhiều loài voọc, tê tê, mèo rừng, sóc… cũng kéo đến đây trú ngụ. Ban Quản lý rừng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các "đầu tàu" của xã Phan Dũng, Phong Phú như bí thư chi bộ, trưởng thôn, già làng, các hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân vùng đệm về thực hiện các chủ trương, chính sách bảo vệ rừng và bảo vệ, bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm, bảo vệ “cuộc sống bình yên” cho các chủ nhân của rừng, không để săn bắt, xua đuổi.

Các loài thú và loài chim thích nghi một phần hoặc thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cây, hang động. Do đó, việc săn bắt và phá hủy sinh cảnh là 2 nhóm đe dọa đến đời sống của chúng. Các nhân viên của Ban Quản lý rừng cho biết ngoài việc tuần tra kiểm soát, mỗi ngày còn phải làm đường băng cản lửa khá vất vả, nhưng hạnh phúc là không để xảy ra vụ cháy rừng nào trong suốt mùa khô, tạo nơi sinh sống bền vững, an toàn nhất cho các loài động vật hoang dã chung sống hài hòa.

Anh Hà Văn Cảnh - Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông- Đá Bạc huyện cho biết diện tích rừng đơn vị quản lý rộng khoảng 27.700 ha nằm trên địa bàn huyện Tuy Phong, giáp tỉnh Ninh Thuận, gồm các kiểu rừng khộp rụng lá vào mùa khô, rừng hỗn giao tre nứa... trải dài trên địa hình núi cao. “Đơn vị tiếp tục bố trí lực lượng chuyên trách, các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng, đồng thời bảo vệ các loại động vật quý hiếm”.

MINH CHIẾN

Related articles
Thực hiện chương trình kết nghĩa: Hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho xã vùng cao Đông Giang
Năm nay, Chương trình kết nghĩa giữa Sở Công Thương, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh với xã Đông Giang sẽ tiếp tục được triển khai hướng đến hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện đặc thù của địa phương…

(0) Comments
Focus
Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (11/2)
Bưởi da xanh ruột hồng bén duyên trên vùng đất cát; Sẵn sàng tâm thế lên đường nhập ngũ; Chủ động phòng cháy chữa cháy mùa hanh khô, đầu xuân; Đức Linh: Áp dụng nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp; Chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; Du lịch Bình Thuận: Tăng tốc đầu năm… là những bài viết đáng chú ý trong số báo in xuất bản ngày 11/2/2025. Mời quý độc giả đón đọc.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuy Phong: Chạm vào thiên nhiên