Một trong những thời điểm trong năm yêu thích nhất của tôi (Janine di Giovann tác giả) khi tôi sống ở Pháp là khai giảng năm học mới vào cuối tháng 8 lúc mọi người trở về sau kỳ nghỉ và trẻ em bắt đầu chuẩn bị đến trường.
Đó là thời điểm của một cuộc chạy đua bút viết, sách, vở; trường học thông báo danh sách các khoản học vụ, luôn là một bầu không khí đoán trước với những thách thức tương lai. Đối với tôi, năm học không bắt đầu vào tháng Giêng mà vào tháng Chín với mùi bút chì bào sắc nhọn và những chồng sách vở mới tinh.
Khắp thế giới, trẻ em đang rộn ràng trở lại trường. Nhưng không thấy ở Ukraine, nơi hệ thống giáo dục đã bị đứt gãy từ khi Nga bắt đầu tấn công và cuộc sống được chiến tranh định hình.
Hồi tháng 6, Quỹ Nhi đồng LHQ (Unicef) cho biết, ít nhất 262 trẻ em thiệt mạng ở Ukraine kể từ cuộc tấn công nổ ra và hơn 415 em bị thương. Trong số 7,5 triệu trẻ em ở quốc gia này, có 2 triệu trẻ đã theo mẹ đi tỵ nạn ở các quốc gia láng giềng. 2,5 triệu trẻ khác sống như vô gia cư trong nước. Chúng tôi không biết có bao nhiêu đứa trẻ đã qua Nga, một số khác ở các trung tâm nhận con nuôi, ước tính khoảng 30.000 trẻ.
Vì vậy nhiều trẻ em ở Ukraine không có nhà riêng của mình, chúng bỏ lại sau lưng bạn bè, vật nuôi, đồ chơi – toàn bộ thế giới của mình. Unicef cho biết, tất cả chúng đều trong tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng về tổn thương thể chất, đau khổ về tinh thần và chuyển đổi chỗ ở. Andriy Chernousov, nhà xã hội học và luật sư đứng đầu tổ chức phi chính phủ Tiếng Nói Của Trẻ Em (Voices of Children) nói với tôi ở Kyiv: “Chiến tranh đã tước đi tuổi thơ của tất cả trẻ em Ukraine”
Phá hủy mọi ý thức bảo vệ, tệ hơn nữa là chúng quen với tiếng còi báo động, tên lửa tấn công và mất đi gia đình hoặc bạn bè. Bom chùm rơi trong vườn. Trường học bị phá hủy. Ở Kharkiv, nơi tôi vừa cùng nhóm của mình phân tích thực địa, gần 100 trường học bị đánh bom. Các cuộc không kích đã làm hư hại các dịch vụ thiết yếu khác như bệnh viện, vườn ươm và các tòa nhà của thành phố.
Đó không chỉ là thực tế trẻ bị gián đoạn việc học do Covid-19 trước khi chiến tranh bắt đầu mà chúng còn không có nơi để đi. Nhiều trường học đã trưng thu làm trung tâm tái định cư cho hàng triệu người buộc phải rời bỏ khỏi nhà cửa.
Ukraine ước tính, 8 triệu người phải di dời, mặc dù không một ai biết chắc. Có 3 cách để xem xét về cuộc chiến tranh ảnh hưởng thường dân như thế nào. Những khu vực như Donbas or Kherson, Nga đang kiểm soát, người dân sống trong cảnh lo sợ. Rồi đến những khu vực như Kharkiv và Chernihiv bị ném bom, người dân không có một đêm ngon giấc trong 7 tháng qua vì còi báo động của những cuộc không kích phải xuống hầm trú ẩn.
Trò chuyện với một phụ nữ trẻ, người từng sống trong tầng hầm của một nhà hàng địa phương ở Kharkiv, nơi có căn phòng tầng thứ 15 của cô quá nguy hiểm, cô chỉ vào “chiếc giường” của mình, bên cạnh có vài chiếc ghế bị đẩy vào nhau, sách vở, túi sách, văng lộn xộn. “Đây là cuộc sống của tôi”, cô nói một cách dứt khoát. Khi cuộc chiến kéo dài trong nhiều tháng, nhiều người đang bắt đầu cảm thấy nó sẽ tiếp diễn nhiều năm.
Trẻ em cần được giáo dục, và các trường học ở Ukraine không sẵn sàng trong thời gian 3 tuần khiến cho các nhà hoạt động xã hội như ông Chernousov, người nói với tôi mối quan tâm của mình chủ yếu về thế hệ trẻ sẽ bỏ lỡ nhiều năm học. Mối quan tâm khác cho những người dễ bị tổn thương nhất, là trẻ mồ côi và khuyết tật. Trước khi Nga tấn công thì Ukraine có 90.000 trẻ em trong các trại trẻ mồ côi và hơn nửa trong số là khuyết tật. Voices of Children đã giúp sơ tán một số trong số chúng. Họ cũng đã thiết lập một đường dây trợ giúp trẻ em qua điện thoại để được hỗ trợ và nói lên nỗi sợ, thất vọng và lo lắng của chúng. Ông Chernousov cho biết, trong những tháng đầu của cuộc tấn công, 180 cơ sở giáo dục bị phá hủy hoàn toàn, 2.000 cơ sở hư hại. Hầu như trẻ em bị tước đoạt quyền được phát triển và tương lai.
Lên chuyến tàu xuyên đêm từ thành phố Kyiv của Ukraine đến thành phố Warsaw của Ba Lan, chật ních những bà mẹ bồng con, thiếu nữ trốn sang Đức cố gắng tìm cuộc sống mới, những đứa trẻ theo sau mẹ hoặc bà, cô, dì. Phải mất một lúc tôi mới nhận ra điều còn thiếu: hầu như không có bất kỳ người đàn ông nào trên tàu. LHQ cho biết, 90% người Ukraine chạy trốn khỏi chiến tranh là phụ nữ và trẻ em vì chính phủ không cho phép hầu hết đàn ông trong độ tuổi 18 – 60 rời khỏi đất nước. Họ phải ở lại đất nước để chiến đấu.
Có lẽ điều khủng khiếp nhất về chiến tranh là sự tàn phá hoàn toàn xã hội. Một đoàn tàu hầu hết phụ nữ và trẻ em. Giáo dục bị dừng lại. Những cây bút chì không được bào nhọn. Trường học không mở. Tuổi thơ bị đóng băng theo thời gian.