Tánh Linh: Hợp tác xã đi đầu trong đổi mới sản xuất

30/10/2024, 08:44

BTO-Những năm qua, nhiều hợp tác xã trên địa bàn huyện Tánh Linh đã mạnh dạn liên kết với các công ty, viện nghiện cứu thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dần hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người nông dân.

Đẩy mạnh triển khai mô hình sản xuất mới

Nhờ đảm bảo nguồn nước tưới, chủ động được mùa vụ gieo trồng nên diện tích gieo trồng cây lúa trên địa bàn huyện Tánh Linh đạt 27.178 ha, đạt 102,4% kế hoạch, sản lượng đạt 178.300 tấn. Các giống lúa được người dân đưa vào sản xuất chủ yếu là OM5451, OM4900, OM18, L202... Trên lĩnh vực nông nghiệp huyện đã được tiếp cận chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: Tiếp cận được một số giống lúa mới do Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Công ty cổ phần tập đoàn Lộc Trời và các đơn vị khác lai tạo để thực hiện việc khảo nghiệm, đánh giá tính thích nghi tại địa phương để đề xuất bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh, ứng dụng quy trình thâm canh cây lúa theo phương pháp tiên tiến SRI, tiếp cận một số máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất như: máy cấy lúa, máy thu hoạch đậu phụng, cho hiệu quả kinh tế cao.

img_6774.jpg
Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang giúp người dân huyện Tánh Linh dần thay đổi tập quán sản xuất

Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình SRI trong canh tác tại 2 xã Đức Phú và Gia An với diện tích 10 ha. Thực hiện mô hình “Thâm canh lúa nước theo phương pháp SRI” đã giúp người dân giảm được khoảng 40% lượng giống (từ 20 kg/sào theo phương pháp canh tác truyền thống xuống 12 kg/sào theo phương pháp SRI). Số lần tưới/vụ tại ruộng mô hình bình quân 8 lần/vụ, giảm bình quân 4 lần/vụ so với ruộng sản xuất thông thường. Lượng nước tiết kiệm khoảng 20-30%. Qua kết quả thực thu 2 mô hình đều đạt năng suất 75 tạ/ha (cao hơn 5 tạ/ha so với sản xuất truyền thống), theo giá thị trường thu mua 9.000 đồng/kg tại thời điểm thu hoạch, như vậy thu nhập từ mô hình chênh lệch cao hơn so với sạ thông thường khoảng 4 - 5 triệu đồng/ha. Ưu điểm phương pháp SRI nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong quá trình canh tác như sạ thưa, bón phân cân đối, quản lý sâu bệnh hại theo IPM...góp phần tăng thêm phần lợi nhuận khác từ giảm chi phí sản xuất và tạo ra sản phẩm gạo chất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài ra Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã liên kết với công ty Đại Nông Cơ Giới và các địa phương áp dụng đồng bộ đưa máy móc vào sản xuất với khoảng 110 ha từ khâu gieo sạ bằng máy cấy, máy sạ cụm đến quá trình chăm sóc sử dụng hệ thống phun thuốc bằng máy bay không người lái giúp giảm chi phí lao động và đảm bảo sức khỏe người dân không trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất

Bên cạnh việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất lúa, huyện Tánh Linh còn đẩy mạnh trợ các chương trình phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ lúa thương phẩm. Trong vụ Đông Xuân 2023-2024, trên địa bàn huyện có 2 dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo của Công ty TNHH SX và TM Đại Nhật Phát liên kết với HTX Dịch vụ nông nghiệp Gia An sản xuất với diện tích 50 ha và HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Phú với diện tích 50 ha, sản lượng đạt khoảng 700 tấn. Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gạo nếp của HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình với diện tích 60 ha, sản lượng ước tính đạt 450 tấn.

Ngoài ra, các địa phương còn thực hiện liên kết với các công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất 5.000 ha lúa chất lượng cao, diện tích lúa quy hoạch cánh đồng lớn giai đoạn 2021-2025. Huyện Tánh Linh đã xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP có gắn nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh” diện tích 79 ha tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bắc Ruộng.

Ngoài ra, huyện Tánh Linh còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai trồng 35 ha lúa Mô hình trình diễn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương - Cánh đồng không dấu chân tại xã Bắc Ruộng và xã Đồng Kho. Qua triển khai thực hiện áp dụng đồng bộ đưa máy móc vào sản xuất đạt 90% từ khâu gieo sạ bằng máy cấy, máy sạ cụm, sạ hàng đến quá trình chăm sóc sử dụng hệ thống phun thuốc bằng máy bay không người lái giúp giảm chi phí lao động và đảm bảo sức khỏe người dân không trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Đến nay, 100% diện tích sản xuất lúa được thu hoạch bằng máy gặt trên các cánh đồng.

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa từng bước thay đổi được tập quán và phương thức sản xuất của người dân. Từ việc sản xuất manh mún, không tập trung đã hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu liên kết sản xuất - tiêu thụ với Doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất góp phần giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng giá thành sản phẩm.

NGUYỄN LUÂN

Related articles
 Hiệu quả từ mô hình trồng tre tứ quý
BTO - Trong xu thế phát triển kinh tế bền vững, chuyển đổi xanh - nhất là kinh tế tập thể, đang có xu hướng phát triển mạnh. Nhiều mô hình hay đang mở ra nhưng cũng đầy thử thách. Chị Phan Cao Hồng Cẩm là một ví dụ, khi bắt đầu khởi nghiệp trên chính quê hương mình Lương Sơn, Bắc Bình.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tánh Linh: Hợp tác xã đi đầu trong đổi mới sản xuất