Vi phạm IUU còn phức tạp: Liệu có gỡ được “thẻ vàng” EC?
09/08/2023, 04:57
Đã 5 năm, Việt Nam phải chịu “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) về Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Còn hơn 2 tháng nữa, đoàn thanh tra EC sẽ sang Việt Nam để kiểm tra lần thứ 4 đối với việc chấp hành các quy định chống khai thác IUU. Kết quả của đợt kiểm tra lần này có ý nghĩa quyết định liệu Việt Nam có gỡ được “thẻ vàng” thủy sản hay không?
Vẫn còn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài
Cũng như các tỉnh, thành có biển trong cả nước, Bình Thuận những năm qua đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân. Quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến tại cảng và hoạt động trên biển cũng như rà soát, lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao để đưa vào diện quản lý, theo dõi đặc biệt. Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài. Đồng thời, triển khai ráo riết việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá (VMS) và sử dụng dữ liệu giám sát hành trình phục vụ theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển. Tuy nhiên, vụ 1 tàu cá huyện Hàm Tân vi phạm vùng biển nước ngoài đầu năm 2023, cho thấy tình trạng này vẫn còn nguy cơ rất cao.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải trong đợt kiểm tra Trung tâm Giám sát dữ liệu tàu cá tỉnh.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Giám sát dữ liệu tàu cá đã phát hiện, kêu gọi quay lại vùng biển Việt Nam 5 trường hợp tàu cá vượt ranh giới trên biển; phát hành 4 thông báo, yêu cầu, nhắc nhở chủ tàu, thuyền trưởng kiểm tra, khắc phục sự cố mất tín hiệu kết nối VMS trên biển. Tuy vậy, tình trạng tàu cá mất kết nối VMS trên biển còn xảy ra thường xuyên gây khó khăn trong việc kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Mới đây nhất, ở tỉnh Cà Mau, cơ quan chức năng phát hiện một tàu cá đang che giấu 10 thiết bị VMS. Qua làm việc, chủ tàu thừa nhận 7 thiết bị VMS đã được lắp cho tàu cá tỉnh Cà Mau và 3 thiết bị đã được lắp tàu cá tỉnh Kiên Giang. Các tàu này sau khi ra khơi đã tháo thiết bị VMS và thuê tàu câu mực này giữ với mức trả công từ 30 - 60 lít dầu/chiếc. Theo tổ nghiệp vụ xử lý vi phạm của Ban chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh Cà Mau, các tàu cá đã tháo thiết bị giám sát hành trình thuộc nhóm nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài. Bên cạnh đó, tàu cá dưới 15m thuộc nhóm không phải lắp đặt VMS và chỉ được hoạt động ở vùng lộng, nhưng vi phạm ở vùng khơi cũng đã xảy ra. Ở Bình Thuận, tình trạng này cũng không ngoại lệ và ngành chức năng gặp khó khăn trong quản lý. Đối với những tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, đến nay cũng chưa có trường hợp tàu cá nào bị xử phạt theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Toàn tỉnh chỉ còn 6 tàu chưa lắp thiết bị VMS. Ảnh: N. Lân.
Thực hiện các biện pháp mạnh
Đối với tàu cá vi phạm khai thác IUU khác vẫn còn diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, đã xử phạt 133 trường hợp vi phạm/thu phạt hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là: Tàu cá hoạt động không đăng ký (26 vụ); tàu cá 15 m trở lên không cập cảng chỉ định để bốc dỡ sản phẩm (23 vụ); tàng trữ, sử dụng công cụ, kích điện, chất độc để khai thác hải sản (21 vụ); không thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào cảng theo quy định (21 vụ); sử dụng nghề, ngư cụ cấm khai thác (16 vụ)...
Vi phạm khai thác IUU khác vẫn còn diễn biến phức tạp.
Qua đó, cho thấy một số ngư dân ý thức chấp hành pháp luật kém, vì lợi ích kinh tế của bản thân, gia đình bất chấp cảnh báo của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã cố tình vi phạm pháp luật, khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài. Bên cạnh đó, công tác quản lý tàu cá bộc lộ nhiều hạn chế, chậm khắc phục tình trạng tàu cá hoạt động không có giấy phép khai thác theo quy định (mặc dù Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo hàng tuần nhưng đến nay vẫn còn 1.023 tàu cá chưa có giấy phép khai thác). Việc quản lý tàu cá trong tỉnh thường xuyên hoạt động, lưu trú, xuất bến ngoài tỉnh bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ. Công tác trao đổi, phối hợp, xử lý thông tin tàu cá ở cả hai đầu nơi đi và nơi đến theo quy chế phối hợp giữa các tỉnh chưa tốt, thiếu cách thức, biện pháp có hiệu quả...
Việc quản lý tàu cá trong tỉnh thường xuyên hoạt động, lưu trú, xuất bến ngoài tỉnh bộc lộ nhiều hạn chế. Ảnh: N. Lân.
Về giải pháp trọng tâm đến tháng 10/2023, Ban chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh yêu cầu các địa phương thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất nhập bến theo đúng quy định; kiên quyết không để các tàu cá không đảm bảo về điều kiện hành nghề xuất bến đi khai thác. Tiếp tục điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp tàu cá của tỉnh vi phạm bị nước ngoài bắt giữ năm 2022 và năm 2023. Điều tra, truy tố hình sự các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép…
Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chỉ còn 20 tàu cá từ 15 mét trở lên chưa lắp thiết bị VMS (1.941/1.961 tàu cá); trong đó có 14 tàu hư hỏng nằm bờ không còn khả năng hoạt động hoặc tàu cá chờ thi hành án, tranh chấp dân sự. Đối với 6 tàu cá chưa lắp đặt, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương làm việc với các chủ tàu yêu cầu buộc lắp đặt trong tháng 8 này, kiên quyết không cho xuất bến đi khai thác.
Gỡ “thẻ vàng” thủy sản ngay trong năm nay là quyết tâm của Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng. Nhiệm vụ này không phải để đối phó với đoàn thanh tra EC, mà là thay đổi nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững hơn. Do đó, không riêng gì mỗi ngư dân thay đổi nhận thức, mà các ngành chức năng phải cùng đồng hành, cũng như cần có những chính sách phù hợp, để giúp cho ngư dân yên tâm, khai thác nguồn lợi từ biển một cách hợp pháp, góp phần giải quyết nhiều việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền chống khai thác IUU
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản phối hợp với các địa phương tổ chức được 7 lớp/526 ngư dân, cấp phát 1.816 tờ rơi, 2.500 móc khóa tuyên truyền cho ngư dân, trong đó tập trung đối tượng là các tàu cá khai thác xa bờ, các nhóm nghề có nguy cơ cao vi phạm IUU. Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 208 buổi tuyên truyền/21.514 lượt ngư dân tham gia, yêu cầu ký cam kết không vi phạm khai thác IUU đối với 452 lượt chủ tàu, thuyền trưởng. Ngoài ra, các Ban quản lý cảng cá định kỳ (3 buổi/tuần) tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh, cấp phát nhật ký khai thác thủy sản, tờ rơi tuyên truyền cho các chủ tàu, thuyền trưởng và lao động biển; đưa nhiều tin bài tuyên truyền trên Báo, Đài tỉnh và trên hệ thống loa phát thanh các địa phương.
Đến từng nhà vận động ngư dân, người thân không khai thác hải sản bất hợp pháp ở La Gi.
Một số địa phương, đặc biệt là các phường, xã trên địa bàn thị xã La Gi có nhiều cách thức, biện pháp hiệu quả trong công tác tuyên truyền pháp luật về chống khai thác IUU như: Thành lập Tổ tuyên truyền, vận động đến từng nhà chủ tàu để phát tờ rơi, tuyên truyền không vi phạm IUU. Đồng thời, phối hợp các chức sắc tôn giáo, linh mục nhà thờ tuyên truyền, vận động ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài; treo bảng pano trên các trục đường chính về nội dung chống khai thác IUU, chấm dứt tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài; phát thanh trên hệ thống truyền thanh không dây, phát thanh lưu động đến từng ngõ, ngách ở khu phố...
Còn nhớ năm 2019, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU đã có đợt kiểm tra tình hình chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cảng cá Phan Thiết. Lúc ấy, mọi thứ còn ngổn ngang, mới lạ, chưa đi vào khuôn khổ. Sau hơn 4 năm nỗ lực khắc phục những tồn tại mà đoàn công tác chỉ ra, cũng như dồn sức triển khai 4 nhóm khuyến nghị của EC, công tác chống khai thác IUU tại tỉnh nói chung và cảng cá Phan Thiết nói riêng đã có nhiều thay đổi đáng kể.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng điện tử VneID.
Bình Thuận đang cùng cả nước quyết liệt thực hiện cuộc Cách mạng về thể chế và tổ chức bộ máy. Trong nhiều nội dung, nhiệm vụ, phần việc đều có liên quan đến công tác tổ chức - cán bộ. Với một hệ thống chính trị, chính quyền cơ sở sau...
Qua 50 năm xây dựng, chiến đấu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, khẳng định vai trò nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển của Tổ...
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh đang cận kề. Hiện ngành Giáo dục tỉnh nói chung, các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói riêng đã chủ động trong công tác tuyển sinh lớp 10 THPT.
Một cái nhấp chuột có thể đưa người tiêu dùng đến với hàng loạt sản phẩm “chữa khỏi mọi bệnh” chỉ sau vài ngày, với lời lẽ thuyết phục đến mức tưởng như thật. Tuy nhiên, đằng sau đó là những chiếc bẫy hàng giả, quảng cáo sai sự thật,...
Với những chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, tỉnh đang nỗ lực từng ngày để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Kết quả Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) năm 2024 đã ghi nhận bước tiến ấn tượng của tỉnh Bình Thuận: Đạt 47,13/80 điểm, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành trên cả nước. Dù vậy, chỉ số PAPI còn những tồn tại, hạn chế cần được...
Thực hiện Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND ngày 18/11/2022 của HĐND tỉnh (sửa đổi, bổ sungtại nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND ngày 10/11/2023 của HĐND tỉnh) về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất và khoán bảo vệ rừng cho vùng đồng...
BTO-Hòa trong không khí đại hoan hỷ của cộng đồng Phật giáo trong nước và quốc tế đón chào ngày Đức Phật đản sinh. Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025
BTO-Chiều 5/5, đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, chức việc thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật...
BTO-Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay, du lịch Hàm Tiến – Mũi Né (TP.Phan Thiết) tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của du lịch biển Việt Nam khi đón lượng khách tăng trưởng ấn tượng, dịch vụ ổn định, môi trường sạch, đẹp.
BTO-Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày đã mang lại không khí sôi động góp phần tạo sức bật mạnh mẽ cho du lịch TP. Phan Thiết. Đặc biệt, khu vực Đồi Dương – Tiến Thành đã đón khoảng 96.463 lượt khách đến tham quan, tắm biển,...
Người đứng đầu không quân và hải quân Ấn Độ đã báo cáo với Thủ tướng Narendra Modi về sự sẵn sàng tác chiến của hai lực lượng này giữa bối cảnh căng thẳng Ấn Độ - Pakistan.
BTO- Đêm nay và ngày mai, khu vực Bình Thuận chịu ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp xích đạo có trục 6 - 8 độ vĩ Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Trung Bộ hoạt động ổn định.
Điện Thoại Nhanh là một trung tâm chuyên sửa chữa điện thoại iPhone uy tín, chính hãng. Trong số những cửa hàng sửa iPhone hiện nay trên thị trường thì Điện Thoại Nhanh vẫn luôn nhận được nhiều sự yêu quý, ủng hộ của khách hàng. Hãy...
Trong bối cảnh tình hình căng thẳng với Ấn Độ đã leo đến đỉnh điểm, Pakistan đã chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) triệu tập một cuộc họp kín khẩn cấp để thảo luận về "môi trường khu vực đang xấu đi nhanh chóng"...
Sự suy thoái kéo dài của ngành bất động sản một thời bùng nổ đang được người dân Trung Quốc cảm nhận, đặc biệt là những người lao động theo hợp đồng hoặc làm thuê rời làng quê nông nghiệp đến thành thị làm việc đang bị ảnh hưởng.
BTO-Sáng 5/5, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận cho biết, trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai tốt công tác cấp cứu, khám và điều trị, bảo đảm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người...
BTO - 9h sáng nay ngày 5/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.