Tánh Linh: Khảo nghiệm các giống lúa mới của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long

20/11/2022, 05:19

Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của huyện Tánh có nhiều chuyển biến tích cực, sản lượng lương thực tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hiện nay Tánh Linh đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng toàn diện, bền vững tập trung phát triển theo chiều sâu vùng lúa chất lượng cao nhằm tăng năng suất, chú trọng chất lượng và tiết kiệm nguồn nước tưới, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, việc tổ chức khảo nghiệm các giống lúa triển vọng và chọn giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương đang được các cấp lãnh đạo của huyện đặc biệt quan tâm.

hoi-thao.jpg

Trong vụ mùa năm 2022, huyện Tánh Linh phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long triển khai mô hình khảo nghiệm giống lúa triển vọng OM có nguồn gốc từ Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình thực hiện tại 02 địa điểm, mỗi địa điểm 1 ha. Địa điểm thứ nhất thực hiện tại đồng Bắc Sông, do hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Gia An thực hiện khảo nghiệm nhóm A1 gồm các giống: OM 3, OM 16, OM 359 và giống lúa đối chứng OM 4900; địa điểm thứ hai khảo nghiệm tại cánh đồng thôn 4 do hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bắc Ruộng thực hiện khảo nghiệm nhóm giống A2 gồm các giống: OM 1, OM 22, OM 373, OM 384, OM 402 và giống đối chứng OM 5451. Các giống lúa này được thực hiện bằng phương pháp cấy từ ngày 25/8/2022. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa này từ 95 đến 108 ngày. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển được cán bộ kỹ thuật Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long trực tiếp theo dõi chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Theo đánh giá của các hợp tác xã thực hiện mô hình thì năng suất ước đạt từ 5 tấn đến 9 tấn/1 ha, tùy theo từng giống lúa. Các giống lúa này đều có khả năng thích nghị rộng, có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, bộ lá khỏe, lá đồng rộng dài, bông dài. Các giống lúa đều thể hiện được tiềm năng, năng suất cao.

hoi-thao-a.jpg

Qua tham quan mô hình khảo ngiệm các giống lúa mới bà Nguyễn Thị Lượm, thôn 8, xã Gia An cho biết: Bản thân bà đã có thâm niên làm ruộng hàng chục năm nay, hiện tại diện tích sản xuất lúa của gia đình bà 9 ha. Từ trước đến nay gia đình chủ yếu múa giống lúa ngoài thị trường về sản xuất, tập trung chủ yếu các giống như Om 5451, OM 4900. Tuy nhiên, việc sản xuất các giống lúa này nhiều năm rất dễ phát sinh sâu bệnh hại, làm tăng chi phí sản xuất, vì vậy bà Lượm rất muốn có nhiều giống lùa mới để bà lựa chọn. Qua tham quan thực tế các giống lúa mới, bước đầu bà đánh giá cao các giống lúa này. Bà mong muốn sau khi thu hoạch ngành chức năng chuyên môn đánh giá kỹ lại năng suất, chất lượng giống lúa nếu đạt yêu cầu thì nên nhân rộng cho bà con nông dân lựa chọn sản xuất. Mong muốn của bà Lượm cũng là mong muốn chung của bà con nông dân đến tham quan mô hình Khảo nghiệm các giống giống lúa mới của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Kim Thành, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp Tánh Linh chia sẽ: Huyện Tánh Linh có diện tích sản xuất nông nghiệp 34.500 ha, diện tích sản xuất lúa hàng năm khoảng trên 24.000 ha. Đến nay huyện đã hình thành được 3.000 ha vùng lúa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo trong và ngoài địa phương. Hầu hết diện tích sản xuất lúa trên địa bàn huyện đều sử dụng giống lúa xác nhận để gieo sạ; năng suất vùng lúa chất lượng cao bình quân 65 tạ/ha. Có một số khu vực đạt từ 70-85 tạ/ha. Tánh Linh đã và đang thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa giống tập trung, từng bước nhân rộng sản xuất lúa chất lượng tại các hợp tác xã trên địa bàn các xã, thị trấn. Hàng năm phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long khảo nghiệm một số giống lúa mới triển vọng của Viện lúa để phục vụ nhu cầu nguồn giống trong nhân dân. Đối với các giống lúa khảo nghiệm trong vụ mùa này cơ bản đều đạt yêu cầu đề ra về mặt chất lượng, năng suất, khả năng thích nghi… Đề nghị Viện lúa tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ cho huyện về mặt kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cũng như tiếp tục thực hiện mô hình khảo nghiệm các giống lúa mới từ Viện để cung cấp nguồn giống mới cho bà con nông dân ở địa phương – Ông Thành cho biết như thế.

NGỌC KHÁNH

Related articles
Một mô hình doanh nghiệp trẻ: Đồng hành đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế số trên quê hương Bình Thuận
Với tinh thần khởi nghiệp dám nghĩ dám làm của thế hệ trẻ, anh Thành Nghĩa tại Bình Thuận vừa cho ra thị trường ứng dụng mang tên s24(*) (ý nghĩa của “s” tượng trưng cho bản đồ lãnh thổ Việt Nam, còn “24” là thời gian hoạt động suốt 24 giờ trong ngày).

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tánh Linh: Khảo nghiệm các giống lúa mới của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long