Thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng cho Covid-19 bùng phát trở lại

21/09/2022, 14:48

Năm nay đã khác nhiều so với năm 2020 do thế giới đã có vắc-xin, các biện pháp điều trị và nhận thức đầy đủ hơn về Covid-19 nhưng tất cả vẫn chưa đủ.

Mỗi tuần, vẫn có 15.000 người chết do Covid-19. Các quốc gia nghèo vẫn đang nỗ lực để triển khai vaccine, xét nghiệm, chuẩn đoán điều trị và các biện pháp khác để phòng chống Covid-19. Mặc dù các chuyên gia cảnh báo rằng không rõ đợt bùng dịch tiếp theo sẽ xảy ra khi nào và mức độ như thế nào nhưng tất cả các quốc gia ở mức thu nhập khác nhau vẫn chưa sẵn sàng để đối phó với nó.

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận về việc cần phải tăng cường cộng tác, điều phối và tập hợp tài chính để tạo điều kiện cho việc ứng phó và chuẩn bị sẵn sàng khi tình hình dịch bệnh được cải thiện (PPR).

Vào tháng 6 vừa qua, trên cơ sở đề nghị từ một tổ chức độc lập có tín nhiệm cao, G20 đã đồng ý thiết lập một gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp mới (FIF) do Ngân hàng Thế giới hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới đồng chủ trì để cấp bù khoản chênh lệch 10,5 tỷ USD cho nguồn ngân sách của PPR.

Nhiều quốc gia coi gói hỗ trợ tài chính mới FIF như một cơ hội để thay đổi cách đối phó với những vấn nạn chung của toàn cầu như sức khỏe (hoặc khí hậu). Dưới hệ thống hỗ trợ toàn cầu với sự quản lý toàn diện hơn, PPR, tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ cùng tham gia việc đưa ra quyết định, chia sẻ gánh nặng và đều nhận được những lợi ích như nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bỏ qua những người hưởng lợi từ những sự quyên góp không hiệu quả và lỗi thời thì PPR sẽ chỉ được xem như những dự án phát triển khác.

Sau khi nhận được sự ủng hộ của các quốc gia nghèo hơn, gói hỗ trợ tài chính mới FIF được tạo ra để thể hiện một mô hình quản lý cân bằng và công bằng hơn bằng việc chia nhỏ quyền quyết định giữa những người quyên góp giàu có và những quốc gia tham gia gói hỗ trợ.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sự cân bằng lợi ích này sẽ trở thành thực tế nếu các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không nhận ra được rằng chính quốc gia của họ đang nằm trong chiến lược PPR, gói hỗ trợ tài chính FIF sẽ nhanh chóng bị lãng quên một cách không mong muốn và tạo ra gánh nặng.

Hậu quả này khả năng cao sẽ xảy ra nếu như không có tiền được đề nghị. Theo Ngân hàng Thế giới, thật không may, cho đến nay, FIF chỉ cam kết đầu tư 1,4 tỷ USD, bằng khoảng 1/10 nhu cầu ngân sách hàng năm của PPR.

Theo Chương trình Hợp tác toàn cầu tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19, chủ sở hữu cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu Covax cho biết, vẫn còn thiếu 15,2 triệu USD cho năm tài chính 2022-2023. Phản ứng của toàn cầu đối với việc thúc đẩy ngân sách ban đầu của FIF cho thấy, nhiều trong số ngân sách ban đầu của quỹ được lấy từ những quỹ sức khỏe toàn cầu quan trọng khác và là điều không tốt cho tương lai.

Ví dụ, các chương trình tiêm chủng toàn cầu dài hạn hiện đang thâm hụt làm gia tăng tổn thương cho hàng triệu trẻ em từ các bệnh truyền nhiễm khác. Covid-19 đã lấy tiền từ những quỹ ưu tiên chăm sóc sức khỏe cộng đồng quan trọng như quỹ phòng chống HIV/AIDS – một trở ngại lớn do chính bản thân nó cũng làm gia tăng các tổn thương từ Covid-19 và các bệnh khác.

Thành công của những kết quả đạt được từ PPR của FIF đặt ra đòi hỏi sự gia tăng mạnh mẽ về tài chính đối với quỹ cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nó vượt xa mục tiêu 1,4 tỷ USD.

Một ví dụ khác, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Mia Mottley, Barbados dường như sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố “chấm dứt dịch bệnh” trong biên giới lãnh thổ, cho phép quốc gia này trì hoãn việc trả các khoản nợ liên quan đến dịch bệnh.

Với mức nợ chưa từng có hiện nay - vốn bị cộng thêm bởi lạm phát, mất an ninh lương thực và các thảm họa liên quan đến khí hậu - thì những hành động như vậy là thiếu thông minh.  

Về phần mình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cần đi đầu trong việc phát triển một cơ chế “hoán đổi nợ thành sức khỏe” mang tính tham vọng hơn, để các quốc gia không phải lựa chọn giữa việc mua các loại thuốc thiết yếu và hoàn trả các quỹ đầu cơ của Mỹ và Châu Âu. Cũng không nên nói rằng IMF phải tránh xa sự độc đoán của mình, vốn liên tục buộc các nước phải cắt giảm chi tiêu công, giữ tiền trong dự trữ, ngay cả khi họ đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng khí hậu, sức khỏe và kinh tế xã hội.

Một gói hỗ trợ FIF được quản lý toàn diện và được tài trợ tốt có thể tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc chuẩn bị cho thế giới đối phó với đại dịch tiếp theo, nhưng chỉ khi nó được đi kèm với những cải cách lớn đối với khuôn khổ tài trợ cho các sáng kiến ​​y tế. Nếu không có các nỗ lực cứu trợ và cung ứng rộng rãi, tức thì để ổn định nền kinh tế của các nước có thu nhập thấp và trung bình, gói hỗ trợ FIF lại có nguy cơ trở thành gánh nặng cho các nền kinh tế./.

VOV.VN

Related articles
Tổng thống Joe Biden chính thức đề cử đại sứ Mỹ mới ở Nga
Tổng thống Joe Biden đã chính thức đề cử bà Lynne Tracy, đại sứ Mỹ tại tại Armenia làm đại sứ Mỹ tại Nga.

(0) Comments
Focus
Gian nan đường xuất ngoại
Khi Thanh Thúy bị CLB Kuzeyboru tuyên bố chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, người hâm mộ 4T và bộ môn bóng chuyền nói riêng cũng như thể thao nước nhà nói chung lại có thêm một nỗi buồn. Buồn vì những ngôi sao hàng đầu của thể thao Việt Nam khi xuất ngoại gặp quá nhiều gian nan và đều trở về trong “thất bại”.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng cho Covid-19 bùng phát trở lại