Kỹ thuật xây dựng cầu đường: Nghề thu hút nhân lực trong tương lai

02/05/2022, 05:51

Ngành xây dựng luôn là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển cao nhất hiện nay với hàng loạt dự án liên tục được triển khai từ Bắc - Nam, đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển này là do tăng số lượng phương tiện giao thông, làm tăng nhu cầu về mạng lưới giao thông. Do vậy, kỹ thuật xây dựng cầu đường trở thành nghề thu hút nhân lực trong tương lai.

cao-t-10-.jpg

Tại sao nên học kỹ thuật xây dựng cầu đường?

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, số lượng ô tô dự kiến sẽ đạt mốc 2 tỷ trên toàn cầu vào năm 2040. Thị trường xây dựng cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh do tăng đầu tư, sáng kiến của chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, sự gia tăng tốc độ đô thị hóa cũng dự kiến sẽ thúc đẩy sự mở rộng của các mạng lưới đường giao thông trên toàn cầu, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Vì vậy, kỹ sư cầu đường đã và đang là một ngành “hot” trong những năm gần đây với số cơ hội nghề nghiệp không ngừng gia tăng cùng mức đãi ngộ tốt. “Tương lai của ngành kỹ thuật xây dựng cầu đường sẽ còn tiếp tục phát triển, khi mà tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp trên tất cả các địa phương. Không nói đâu xa, ngay trên địa bàn TP. Phan Thiết, thị trường bất động sản đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết khi tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đang được hoàn thiện và dự án sân bay Phan Thiết đang dần bước vào giai đoạn thi công, tạo bàn đạp thúc đẩy nhu cầu về xây dựng rất lớn”, là thông tin mà Trường Đại học Phan Thiết chia sẻ.

Xây dựng cầu đường vô cùng thiếu hụt nhân sự bởi sự phát triển nhanh của cơ sở hạ tầng. Việt Nam dành ra 30-40% GDP/năm để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình văn hóa, du lịch, đô thị hóa. Các dự án xây dựng ngày càng nhiều trong khi số lượng nhân sự lại không đáp ứng đủ. Nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng đưa ra dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 - 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 - 13 triệu người.

Học Trường Đại học Phan Thiết lợi thế gì?

Theo học ngành kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu đường), ngoài những kiến thức đại cương theo quy định, sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo chuyên sâu về thiết kế và thi công công trình cầu, đường. Được trang bị kiến thức về kiến trúc công trình cầu, đường, hầm… cả trong đô thị và ngoài đô thị; học cách thiết kế, thi công, quản lý và sửa chữa các công trình cầu, đường.

Trong suốt quá trình học tập, sinh viên học chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu đường sẽ được tiếp cận với mô hình CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng) – Design/Thiết kế - Implement/Triển khai - Operate/Vận hành) đồng thời được đào tạo sâu các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, tiếp cận thực tế sản xuất trong lĩnh vực xây dựng công trình cầu đường nói riêng và ngành kỹ thuật xây dựng nói chung... Xây dựng là ngành tương đối đa dạng về vị trí công việc như: Tư vấn, thiết kế tại các đơn vị có chức năng phù hợp trong nước và nước ngoài. Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến ngành xây dựng; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng...

Trường Đại học Phan Thiết đã đạt chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nằm trong 30 trường đại học đầu tiên được xếp hạng gắn sao; học phí thấp so với các trường đại học ngoài tỉnh; học bổng dành cho sinh viên cao; đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đầu ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật xây dựng; chương trình đào tạo sát thực tế, chú trọng thực hành; ra trường có tỷ lệ việc làm cao; ký túc xá tại trường gồm 1.000 chỗ, sân bóng đá cỏ nhân tạo, bóng rổ, bóng chuyền… đảm bảo phục vụ nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao cho sinh viên… Để tìm hiểu về ngành học, học sinh có thể tìm hiểu tại website: www. upt.edu.vn của Trường Đại học Phan Thiết về lợi thế cơ sở vật chất, các phương thức xét tuyển chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu đường…

H.C

Related articles
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng
BTO- Chiều ngày 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỹ thuật xây dựng cầu đường: Nghề thu hút nhân lực trong tương lai