Giai đoạn 2016 - 2021: Bãi bỏ 17 quy hoạch trên địa bàn tỉnh

05/03/2022, 15:30

BTO - Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định công bố danh mục quy hoạch bãi bỏ theo quy định (tại điểm d, khoản 1, Điều 59) của Luật Quy hoạch.

Cụ thể trong giai đoạn này đã rà soát bãi bỏ 17 quy hoạch, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp về quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu và quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Bình Thuận. Đối với lĩnh vực nông nghiệp có Quy hoạch sản xuất và chế biến muối tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 - 2020; Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển cây thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Quy hoạch đất lúa và số hóa bản đồ quy hoạch đất lúa cấp xã đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Riêng lĩnh vực xây dựng bãi bỏ 1 quy hoạch là Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

Bên cạnh đó cũng có một số sở, ban, ngành đã chủ động dừng thực hiện các quy hoạch sản phẩm đang triển khai lập như: Quy hoạch phát triển chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch vùng nuôi tôm thương phẩm và sản xuất giống tôm nước lợ tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2020, định hướng đến năm 2030…

Nhiều quy hoạch đã được bãi bỏ trong giai đoạn 2016 - 2021 (Ảnh minh họa).

Đ.Q

Related articles
Quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói: Giải pháp căn cơ của thanh long Bình Thuận
Hiện nay, việc quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao về chi cục trồng trọt và BVTV các địa phương. Đây sẽ là cơ quan đầu mối trong quản lý, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số.

(0) Comments
Focus
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nông thôn
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, đòi hỏi cơ cấu lao động hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Điều đó đặt ra phải làm tốt hơn nữa công tác đào tạo, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn đóng một vai trò quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an si
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giai đoạn 2016 - 2021: Bãi bỏ 17 quy hoạch trên địa bàn tỉnh