Dạy trẻ về tiền, cách giáo dục “nhìn xa trông rộng”

30/06/2023, 15:31

BTO-Quản lý tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng góp phần vào thành công của trẻ trong tương lai.

ea3fd85d-7552-4ac5-8d82-570e18588fdb.jpeg

Thực tế cho thấy, quản lý tài chính cần học cả đời, song một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen sử dụng tiền bạc của một người trưởng thành có thể hình thành từ trước năm 7 tuổi, ban đầu nhờ quan sát cha mẹ và học theo. Việc cho trẻ tiếp xúc với tiền sớm, cùng sự chỉ dẫn đúng cách của cha mẹ sẽ góp phần xây dựng kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ ngay từ khi còn bé.

Kỹ năng quản lý tài chính còn hạn chế ở phần lớn người trẻ

Theo Backbase, một công ty Hà Lan chuyên cung cấp nền tảng chuyển đổi số cho các ngân hàng công bố, khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ “loay hoay” về vấn đề quản lý tài chính. Đáng nói, tỷ lệ này cao thứ hai trong 10 nước châu Á - Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Thái Lan. Đây là vấn đề lo ngại vì một người không biết quản lý tài chính cá nhân có thể dẫn đến các trở ngại như nợ nần, lãng phí tiền bạc và khả năng tài chính yếu kém trong tương lai. 

Theo một cuộc phỏng vấn, nhiều bạn trẻ cũng thừa nhận rằng việc chi tiêu đôi khi phụ thuộc vào cảm xúc chứ không có kế hoạch, hoặc không tới từ nhu cầu thực tế. Khi cần tiền cho những việc quan trọng, họ lại khó bề xoay sở. 

128b9c8d-bd3a-4b6e-b106-7ca722d40379.jpeg

Lý giải cho thực trạng này, theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân. Nhìn từ phía xã hội, văn hóa tiêu dùng, xu hướng hưởng thụ hiện nay đã khiến giới trẻ dễ bị cuốn vào việc tiêu tiền không kế hoạch, thiếu kiểm soát. 

Giáo dục tài chính chưa được quan tâm đúng mực để đưa vào giảng dạy hay trở thành một môn học chính thức trong nhà trường. Trong giáo dục, chưa có chương trình, hay bộ học liệu về tài chính được triển khai giảng dạy một cách chính quy, đặc biệt dành cho trẻ nhỏ.

Nhìn từ góc độ gia đình, cha mẹ còn thiếu kĩ năng để có thể đồng hành cùng con, chưa thấy cần thiết để phối hợp, triển khai hoạt động giáo dục tài chính cùng nhà trường. Bên cạnh đó, có điều kiện kinh tế dư dả, nhiều phụ huynh cho con sử dụng tiền tiêu vặt một cách tùy ý, không có sự giám sát. Đây được xem là thói quen không tốt, vì nó tạo cho trẻ suy nghĩ đồng tiền dễ dàng có được, từ đó dẫn tới tâm lý ỷ lại, phụ thuộc và không hiểu giá trị đồng tiền cha mẹ kiếm được. 

Thực tế, dạy về tài chính cũng là rèn nhân cách của con người, giúp con trẻ biết quý trọng sức lao động, thấu hiểu khó khăn của cha mẹ, từ đó hình thành lối sống đúng đắn cho trẻ. Ở từng giai đoạn phát triển, các bậc cha mẹ cũng nên áp dụng, bồi dưỡng kiến thức tài chính phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ, để trẻ có một nền tảng vững chắc, đầy đủ trong tương lai.

Đồng hành cùng con với giáo trình Cha-Ching

Thấu hiểu được những khó khăn trong việc giáo dục tài chính ở trẻ, dự án Cha-Ching đã xây dựng, phát triển với bộ công cụ, giáo trình phù hợp để triển khai trong các trường tiểu học. Theo đó, từ học kỳ 2019 - 2020, giáo trình Cha-Ching đã được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam. Bên cạnh việc giảng dạy trên lớp cho trẻ từ 7-12 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng các học liệu của Cha-Ching để hướng dẫn, áp dụng tại nhà cho con mình. Dự án tập trung xây dựng cả 4 kỹ năng cho trẻ gồm: Kiếm tiền, Tiết kiệm, Tiêu tiền và Quyên góp.

Mục tiêu của chương trình là trang bị cho trẻ hiểu biết về tài chính, hình thành những thói quen lành mạnh và phát triển kỹ năng quản lý tiền bạc thông qua các bài học thực tế và gần gũi hàng ngày. Từ cách hiểu đúng, tại nhà cha mẹ có thể ứng dụng từng kĩ năng nhỏ cho con. Ví dụ như tập cho con tiết kiệm bằng cách khuyến khích con dùng tiền lì xì, tiền quà bánh hoặc tiền thưởng trong dịp đặc biệt của mình để bỏ vào một chú heo đất xinh yêu, đặt tên là “lọ kho báu” và đặt mục tiêu tiết kiệm để làm đầy lọ kho báu ấy. Hay xây dựng lối sống “cho đi” của con bằng việc khuyến khích con quyên góp từ thiện sách vở, đồ chơi cho các bạn nhỏ vùng cao, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

1da0608a-1780-4100-8233-f46d97c21c95.jpeg

Bên cạnh video, tranh, ảnh, sách,… năm 2023, dự án còn phát triển trò chơi Cha-Ching Money Adventure Game, giúp trẻ học về tài chính một cách sinh động và gần gũi

1896ce2b-0482-44ee-bd7c-6046933019d0.jpeg

 Các bạn nhỏ tham gia cuộc thi “Bé giỏi Tiền hay”

Được khởi xướng bởi Prudence Foundation – Quỹ hành động vì cộng đồng của Prudential tại Châu Á và triển khai bởi Prudential Việt Nam trong 4 năm qua, dự án Cha-Ching đã đạt được những thành công đáng kể, tiếp cận gần 80.000 học sinh và 2.100 giáo viên từ 210 trường trên toàn quốc.

Dự án đã giúp xây dựng một nền tảng kiến thức tài chính vững chắc cho thế hệ trẻ, giúp các em thành công theo đuổi mục tiêu tương lai và góp phần tạo ra một cộng đồng có trách nhiệm từ những cá nhân có trách nhiệm, được trang bị kiến thức. Thông qua dự án Cha-Ching, Prudential đã và đang nối dài niềm tin cho thế hệ trẻ Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, thể hiện cam kết dài hạn của Prudential trong việc góp phần xây dựng một cộng đồng thịnh vượng

 

PR

Related articles
Prudential chi trả 23 tỷ đồng cho một khách hàng tại Cần Thơ
BTO- Vừa qua, công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) đã thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm cho một khách hàng tại Cần Thơ với tổng quyền lợi chi trả hơn 23 tỷ đồng.

(0) Comments
Focus
Trao 2 căn nhà tình thương cho hộ nghèo
Ngày 9/5, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Thuận phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp trao nhà tình thương cho gia đình ông Đặng Khắc Huy (SN 1977, trú thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và hộ gia đinhg bà Phạm Thị Bé (SN 1986, trú xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp).
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy trẻ về tiền, cách giáo dục “nhìn xa trông rộng”