Bình Thuận: Không để “thẻ vàng” trở thành điểm nghẽn. Bài 2
25/09/2023, 19:40
Bài 2: “Giải mã” nạn đánh bắt cá trái phép
BTO-Cũng như các tỉnh, thành có biển trong cả nước, Bình Thuận những năm qua đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn nguy cơ rất cao, nhất là nhóm tàu xuất bến ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, còn nhiều lý do liên quan đến thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế.
Kiểm soát đội tàu có “nguy cơ cao”
Từ khi bị EC phạt “thẻ vàng”, công tác chống khai thác IUU, đặc biệt là ngăn chặn tàu cá khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao. Qua đó, đã hạn chế, giảm thiểu tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài hàng năm. Tuy nhiên, có thể thấy, tình trạng ngư dân lén lút khai thác tại vùng biển nước ngoài vẫn còn xảy ra. Hầu hết các trường hợp tàu cá trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài thời gian qua đều rơi vào nhóm tàu xuất bến ngoài tỉnh.
Từ khi bị EC phạt “thẻ vàng”, công tác chống khai thác IUU được tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao.
Để giải quyết vấn đề này, Sở Nông nghiệp và PTNT – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh đã phối hợp các địa phương thống kê, rà soát, đưa vào giám sát đặc biệt 113 tàu cá của tỉnh đánh bắt xa bờ có “nguy cơ cao” vi phạm vùng biển nước ngoài. Đồng thời, thực hiện giám sát đặc biệt đối với tàu cá có lắp thiết bị giám sát hành trình (VMS) hoạt động, lưu trú ngoài tỉnh. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa tỉnh với các tỉnh bạn, các lực lượng chức năng trên biển (cảnh sát biển, hải quân, kiểm ngư). Kiên quyết không cho xuất bến, xử lý nghiêm đối với chủ tàu, thuyền trưởng không chấp hành đầy đủ các quy định khi hoạt động trên biển. Nhờ vậy, ngoài vụ việc 1 tàu cá huyện Hàm Tân vi phạm vùng biển nước ngoài đầu năm 2023, đến nay chưa phát sinh thêm trường hợp nào.
Chuyến công tác đến 5 tỉnh có tàu cá của tỉnh Bình Thuận đang lưu trú, hoạt động phối hợp tuyên truyền, học hỏi kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT còn phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có chuyến công tác đến 5 tỉnh có tàu cá của tỉnh Bình Thuận đang lưu trú, hoạt động để gặp gỡ trực tiếp chủ tàu, thuyền trưởng, lao động nhằm tuyên truyền, vận động phòng, chống khai thác IUU. Tại 5 tỉnh: Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, đều là những địa phương có ký kết quy chế phối hợp với Bình Thuận. Do đó công tác trao đổi thông tin theo Quy chế phối hợp cũng như theo Chỉ thị 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý tàu cá của các tỉnh hoạt động ngoài tỉnh, đều được các tỉnh quan tâm thực hiện khá nghiêm túc.
Thông qua nhiều hoạt động lồng ghép tuyên truyền ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Văn Chiến – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, việc quản lý đội tàu xuất bến ngoài tỉnh vẫn còn nhiều bất cập vì chỉ có tàu cá Bình Thuận vào cập cảng hoặc qua các Trạm Kiểm soát Biên phòng thì các cơ quan chức năng sở tại mới biết, kiểm tra, giám sát. Đối với tàu cá không cập cảng hoặc trốn tránh các Trạm Kiểm soát Biên phòng (nhiều cửa sông, cửa lạch không có Trạm Biên phòng), thì các cơ quan chức năng không thể nắm bắt. Đây là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ, cần quan tâm nhất trong quản lý tàu cá Bình Thuận hoạt động tại các tỉnh bạn vì không thể biết tàu cá thực tế đang ở tỉnh nào, nếu tàu cá không lắp VMS hoặc cố tình ngắt kết nối thiết bị VMS. Đặc biệt là nhóm tàu câu, lặn, thu mua thường xuyên hoạt động tại các tỉnh phía Nam.
Luật trên bờ, dưới biển... chưa nghiêm
Một trong những lý do khách quan khác khiến tình trạng này chưa thể chấm dứt ở Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung, là việc phân định ranh giới trên biển chưa rõ ràng. Một số ngư dân cho biết, do mải miết đi tìm luồng cá, nên thỉnh thoảng vô tình xâm phạm vào vùng biển nước ngoài, thực chất đây là vùng biển chồng lấn, chưa được phân định rõ ràng, nhưng nhiều tàu vẫn bị lực lượng tuần tra nước ngoài bắt giữ.
Việc tỉnh đã hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị VMS sẽ giúp ngành chức năng tăng cường theo dõi, giám sát, cảnh báo tàu cá vượt ranh giới biển Việt Nam.
Về vấn đề này, ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: “Việc phân định ranh giới trên biển còn chồng lấn giữa các nước và đến nay Việt Nam chưa công bố bản đồ chính thức của vùng biển nước mình. Vì thế, nhiều ngư dân bị nước ngoài bắt giữ ngay vùng biển chồng lấn, nhưng chưa được ngành chức năng bảo vệ. Từ đầu năm đến nay, thông qua hệ thống giám sát tàu cá, Chi cục Thủy sản đã phát hiện, kêu gọi 32 lượt tàu cá vượt ranh giới trên biển kịp thời quay lại vùng biển Việt Nam. Do đó, việc tỉnh đã hoàn thành 100% việc lắp đặt thiết bị VMS đối với tàu cá đang hoạt động với 1.945/1.945 chiếc, sẽ giúp ngành chức năng tăng cường theo dõi, giám sát, cảnh báo tàu cá vượt ranh giới biển Việt Nam, hạn chế thấp nhất tình trạng ngư dân vô tình bị bắt ở vùng biển chồng lấn”.
Tuyên truyền trực tiếp đến ngư dân về vi phạm khai thác IUU.
Theo phân tích của các chuyên gia, đối với các vùng biển chồng lấn, chưa được phân định thì các quốc gia cần thỏa thuận để thống nhất giải pháp tạm thời là “khai thác chung”. “Hiện nay hầu hết trên Biển Đông đang xảy ra tình trạng tranh chấp, chồng lấn đường biên giới biển với các nước. Do đó, ngư dân mơ hồ, không rõ đâu mới là vùng biển được quyền đánh bắt. Ngay cả trong trường hợp ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn chưa phân định giữa hai nước, thì lực lượng chấp pháp các nước cũng không có quyền bắt giữ, điều tra, truy tố và xét xử đối với ngư dân Việt Nam, vì việc này trái theo quy định Công ước 1982” – Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ chia sẻ.
Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Thêm 1 nguyên nhân nữa khiến nạn đánh bắt cá trái phép chưa thể “xóa sổ” là mức xử phạt còn khiêm tốn và chế tài chưa đủ sức răn đe. Ở Việt Nam, biện pháp phạt tiền cao nhất đối với hành vi IUU là 1 tỉ đồng (khoảng 0,045 triệu USD) thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan (gần 6,4 triệu USD), Indonesia (khoảng 1,5 triệu USD), Philippines (khoảng 1 triệu USD), Malaysia (khoảng 0,26 triệu USD)... Ngoài ra, các nước trong khu vực truy tố hình sự đối với người thực hiện hoạt động IUU án tù có thể 2, 3 hoặc đến 10 năm tù. Trong khi đó, luật hình sự Việt Nam hiện chỉ quy định tội “hủy hoại nguồn lợi thủy sản” tại Điều 242 mà chưa coi hành vi đánh bắt bất hợp pháp là tội phạm. Như phân tích ở bài 1, chỉ có thuyền trưởng, lao động biển bị bắt tù, phạt tiền lâm vào cảnh khó khăn, riêng chủ tàu (không tham gia đánh bắt) lại vô sự, chế tài không đáng kể.
Tàu thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ của tỉnh.
Là một trong 3 ngư trường lớn của cả nước với số lượng tàu thuyền toàn tỉnh hơn 7.800 chiếc, nhưng việc xử lý vi phạm khai thác IUU ở Bình Thuận vẫn còn hạn chế, chưa nghiêm, tỷ lệ xử phạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy sản mới xử lý 249 vụ, thu phạt hơn 2,4 tỷ đồng. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 9 vụ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, nhưng ngành chức năng chỉ mới ra quyết định xử phạt 2 trường hợp với số tiền 900 triệu đồng/chủ tàu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chỉ đạo quyết liệt.
Tại nhiều cuộc họp BCĐ chống khai thác IUU của tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chỉ đạo quyết liệt: “Nếu không xử lý mạnh tay những trường hợp vi phạm IUU, thì sẽ không đủ sức răn đe. Ta hay nghĩ ngư dân nghèo, phạt nặng thì tội người ta, nhưng như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nói, chúng ta không biện minh cái nghèo với EC được. Họ cần chúng ta hành động. Có như vậy, Việt Nam mới mong gỡ được “thẻ vàng” trong tháng 10 này”.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Hữu Phước.
Thời gian tới, các quốc gia khu vực Biển Đông cần nhanh chóng đàm phán, thành lập Tổ chức Quản lý Nghề cá gồm 9 quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Brunei và Campuchia. Tổ chức Quản lý Nghề cá này có chức năng quản lý, giám sát, thực thi tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động nghề cá trong khu vực như: quản lý, điều tra về sản lượng, hạn ngạch khai thác, nguồn lợi thủy sản, đội tàu, trang thiết bị tàu cá... Đặc biệt, tổ chức này phải hợp tác có hiệu quả, để tiến tới phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp. Từ đó, xây dựng nghề cá trong khu vực biển Đông hiện đại, phát triển bền vững, có trách nhiệm và phù hợp với Luật pháp Quốc tế”.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Hữu Phước – Giảng viên Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ.
Đầu tháng 1/2022, thị xã xảy ra 2 tàu/13 ngư dân khai thác trái phép ở vùng biển Malaysia bị bắt giữ. Điều này đã ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả tỉnh Bình Thuận trong công tác chống khai thác IUU.
BTO-Trong 2 ngày (9 và 10/4), Đảng bộ Lữ đoàn 681 - Vùng 2 Hải quân tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Chuẩn đô đốc Lê Bá Quân -Tư lệnh Vùng 2 Hải quân dự và chỉ đạo đại hội.
BTO-Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã tổ chức đoàn khảo sát vị trí đặt bia tưởng niệm di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Tuy trong kháng chiến chống Mỹ.
Herbal Spa nổi bật trong danh sách quán massage Đà Nẵng với không gian sang trọng cùng liệu pháp massage body đá nóng độc đáo, mang đến trải nghiệm thư giãn toàn diện cho du khách.
Việc tin tức của Báo Nhân Dân chính thức xuất hiện trên ứng dụng VneID mở ra cơ hội rộng lớn hơn để người dân được tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời theo cách thiết thực và tiện dụng.
BTO-Chiều 9/4, Ðảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận trung ương, Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng của...
BTO- Đảng bộ Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 4 vừa tổ chức đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030, tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn...
Cuộc đọ sức giữa Barcelona và Borussia Dortmund tại tứ kết Champions League đã diễn ra với thế trận một chiều. Đội chủ nhà đã làm mãn nhãn những “tín đồ túc cầu giáo” bằng bữa tiệc bàn thắng. Barcelona đã “vùi dập” Dortmund với tỉ số...
Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Truth Social tuyên bố tăng thuế ngay lập tức với Trung Quốc lên 125% và hoãn áp thuế 90 ngày với hơn 75 nước, cũng như hạ thuế đối ứng xuống 10%.
Mặc dù bệnh dại có thể phòng ngừa hoàn toàn thông qua tiêm vắc xin, nhưng tại huyện Hàm Thuận Bắc ghi nhận liên tiếp 2 ca tử vong nghi do bệnh dại. Cùng với tỷ lệ tiêm vắc xin thấp trên đàn chó, mèo, và tình trạng chó thả rông không...
Trong những năm gần đây, thông qua nguồn kinh phí đơn vị sự nghiệp, nguồn hoạt động khác, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh (Trung tâm) nghiên cứu thành công các đề tài, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho...
Sau hơn 14 năm bền bỉ xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đức Linh đã thu được “trái ngọt”. Những con đường bê tông phẳng lỳ vào tận ngõ xóm, một màu xanh vàng trù phú của những vựa lúa trọng điểm của tỉnh, vườn tược cây trái xum xuê,...
Tập trung triển khai sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 28B: Phấn đấu 30/4/2025, sẽ giao toàn bộ mặt bằng còn lại; Nghĩa tình trong từng ngày lương, viên gạch; Cảnh báo lây truyền bệnh dại ở Hàm Thuận...
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” năm 2025 do tỉnh phát động, lực lượng Công an các cấp trên địa bàn đã và đang thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện với nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa. Không chỉ...
Du lịch Bình Thuận cho thấy nhiều “điểm sáng” khi gần đây liên tiếp đón nhận những thông tin tích cực, qua đó có thể nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội để khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế cũng như nâng cao sức cạnh tranh hút khách...
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 2/5, với các thông điệp: “Văn hóa đọc - Kết nối cộng đồng”, “Cùng...
Chăm ngoan học giỏi, đoàn kết yêu thương, giúp bạn cùng tiến, tích cực tham gia phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc… là những việc...
Thực hiện Kế hoạch số 317-KH/TU ngày 28/3/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và để chủ động triển khai việc lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình thường trú địa bàn cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.