Laila Haidari là người tiên phong từ trước năm 2021 và bây giờ vẫn vậy dưới chế độ cai trị của Taliban. Trước khi, Afghanistan sụp đổ (8/2021), người phụ nữ 43 tuổi này sở hữu và điều hành một nhà hàng với tên gọi Taj Begum nổi tiếng.
Taj Begum được biết đến rất tiến bộ, cho phép cả nam và nữ ăn chung không phân biệt người đã kết hôn hoặc chưa kết hôn và cho phép thực khách nữ ăn uống thoải mái không cần mang khăn trùm đầu.
Lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh ở nhà hàng này, bà “nuôi” Trung tâm cai nghiện có tên là “Mother Camp”, nằm ở Kabul do bà thành lập.
Nhưng tâm hồn đam mê kinh doanh nhà hàng của bà bị dập tắt vào tháng 8/2021 sau khi một nhân viên gọi điện nói rằng, Taliban đã nắm quyền kiểm soát Kabul. Bà Haidari cho biết, lúc ấy bà đã ở trong trạng thái sốc và cho đó là ngày tận thế xảy ra. Bà cảm thấy như một trận động đất ập đến và lấy đi mọi thứ của mình”, bà nói thêm.
Không còn cách nào hơn là ra đi cùng hàng nghìn người khác vì lo sợ chế độ cai trị tàn bạo của Taliban trở lại như những năm 1990. Nhưng đó không phải là một sự lựa chọn, bà nói: “Tôi đã chọn ở lại Afghanistan và lập một nơi an toàn cho nhiều người trong số hàng triệu phụ nữ không còn nơi nào để đi khi chìm trong cảm giác bất lực. Nửa xã hội đã bị xóa sổ khỏi bề mặt trái đất. Là phụ nữ, tôi tự mình hành động không chỉ vì lợi ích của bản thân mà vì lợi ích của tất cả phụ nữ".
Bà Haidari bắt tay hành động, thành lập Trung tâm Giáo dục Người mẹ (MEC). Trung tâm tạo cơ hội cho 500 nữ sinh được học các môn học đa dạng, chẳng hạn như nhiếp ảnh, thiết kế trang sức, hội họa, toán, vật lý và tiếng Anh.
MEC có hai chi nhánh, một nằm khuất trong một ngõ hẻm ở Kabul, một nằm ở tỉnh Daikundi, miền trung Afghanistan. Do thiếu kinh phí, nên chi nhánh ở Daikundi đã đóng cửa vào năm ngoái, nhưng các nữ sinh vẫn tham gia khóa lớp học ở chi nhánh Kabul
Họ không chỉ học các kỹ năng có giá trị trong các môn học đa dạng mà còn bắt đầu kiếm thu nhập từ việc làm đồ trang sức và các vật dụng khác từ những viên đạn bỏ đi.
Ở hầu hết các quốc gia khác, đạn dược là thứ rất khó có được. Nhưng ở Afghanistan, 40 năm xung đột liên tiếp đã thành sẹo, một số cửa hàng bán các loại vũ khí đã ngừng hoạt động.
Đồ trang sức được trưng bày ở Paris và xuất khẩu bán trên thị trường quốc tế, để “nuôi” MEC. Việc sử dụng đạn dược làm chất liệu cho đồ trang sức mang đến một thông điệp mạnh mẽ về sự chuyển đổi và khả năng phục hồi.
“Những viên đạn là lời nhắc nhở bi thảm về chiến tranh và xung đột tàn phá cuộc sống, các thành phố và niềm hy vọng của chúng ta. Chúng tôi sử dụng đạn dược bỏ đi để bày tỏ thái độ kiên quyết chống lại chiến tranh và xung đột”, Haidari nói và thêm rằng, qua đó có thể hình dung, 40 năm chiến tranh, số lượng đạn dược thu được hoặc tặng cho chúng tôi vượt qua bất kỳ loại hàng hóa nào khác.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ MEC ở Afghanistan phản ánh một câu chuyện độc đáo và minh chứng cho tài năng đặc biệt của nữ sinh.
Mặc dù phải đối mặt với những trở ngại liên quan chuẩn mực văn hóa, hạn chế phụ nữ tiếp cận giáo dục và biểu diễn nghệ thuật, các nữ sinh tại trung tâm vẫn thể hiện khả năng của mình bằng cách trau dồi kỹ năng nghệ thuật và tạo ra những tác phẩm truyền tải mạnh mẽ những câu chuyện cá nhân và cuộc đấu tranh. Bà Haidari cho biết, họ đang phá vỡ những định kiến và xác định lại những mong đợi xã hội đối với các nghệ sĩ nữ.