WHO thúc đẩy các nước khai phá tiềm năng y học cổ truyền thông qua khoa học

20/08/2023, 09:09

Y học cổ truyền dựa trên niềm tin bản địa thường là “đích đến đầu tiên của hàng triệu người trên khắp thế giới”.

untitled-1.jpg
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tiến sĩ Tedros (phải)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khai mạc Hội nghị cấp cao Y học cổ truyền toàn cầu đầu tiên tại thủ phủ Gandhinagar, bang Gujarat của Ấn Độ. Hội nghị kéo dài 2 ngày trùng thời gian và địa điểm với cuộc họp Bộ trưởng Y tế nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Với mục đích huy động cam kết và hành động chính trị dựa trên bằng chứng về y học cổ truyền cho các phương pháp điều trị thay thế.

Gọi y học cổ truyền, "đích đến đầu tiên của hàng triệu người trên toàn thế giới" nhằm giải quyết các nhu cầu về sức khỏe và hạnh phúc, WHO cho biết, hội nghị nhằm thiết lập tính an toàn và hiệu quả của nó thông qua nghiên cứu khoa học để những ai sử dụng được an toàn.

Theo WHO, trong nhiều thế kỷ, y học cổ truyền; trị liệu hỗ trợ và thay thế là niềm an ủi không thể thiếu cho sức khỏe trong các hộ gia đình và cộng đồng. Nó sẽ là diễn đàn cho tất cả các bên liên quan bao gồm nhân viên y học cổ truyền, người tiêu dùng và cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tế, học giả, các tổ chức xã hội…chia sẻ cách hành nghề hay nhất, bằng chứng, dữ liệu và sáng kiến về sự đóng góp vào y học cổ truyền cho sức khỏe và sự phát triển bền vững.

WHO định nghĩa, y học cổ truyền là kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa của các nền văn hóa khác nhau được áp dụng để duy trì sức khỏe cũng như phòng ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị các bệnh về thể chất và tinh thần.

Khoảng 40% dược phẩm dựa trên các sản phẩm tự nhiên và nhiều loại thuốc mang tính bước ngoặt có nguồn gốc từ y học cổ truyền.

Tại hội nghị, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, đây có thể là "điểm khởi đầu cho cuộc vận động toàn cầu hướng đến khai phá sức mạnh của y học cổ truyền thông qua khoa học và phương pháp mới".

"Y học cổ truyền lâu đời như nhân loại. Tại một số thời điểm trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta áp dụng hình thức điều trị bệnh bằng thuốc y học cổ truyền. WHO đang làm việc để xây dựng bằng chứng và dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách và quy định về việc sử dụng các loại thuốc truyền thống một cách an toàn, tiết kiệm chi phí và công bằng,” Tiến sĩ Tedros cho biết.

Hồi tháng 5/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tiến sĩ Tedros đã đặt đá xây móng Trung tâm Y học cổ truyền của WHO ở thành phố Jamnagar, bang Gujarat, Ấn Độ. Mục tiêu nhằm biến nó trở thành một trung tâm tri thức với sứ mệnh gây xúc tác khoa học cổ xưa và hiện nay vì sức khỏe, hạnh phúc của con người và hành tinh”.

Hiện tại, 170 quốc gia thành viên đã báo cáo với WHO về việc sử dụng thuốc y học cổ truyền và đã yêu cầu bằng chứng, dữ liệu để cung cấp thông tin cho các chính sách, tiêu chuẩn và quy định vào việc sử dụng thuốc y học cổ truyền một cách an toàn, tiết kiệm chi phí và công bằng.

NINH CHINH (THEO THE NATIONALNEW)

Related articles
WHO kêu gọi EU không áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi Liên minh châu Âu không áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19 sang các nước ngoài khối.

(0) Comments
Focus
Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (15/11)
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tiếp sức cho sản xuất xuất khẩu; Bình Thuận thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Bình Thuận; Ưu tiên xóa nghèo hộ gia đình chính sách, người có công; Du lịch Bình Thuận: Lộ trình “xanh hóa” đến phát triển bền vững; Sự cao thượng của Van Gol… là những bài viết đáng chú ý trong số báo in xuất bản ngày 15/11/2024. Mời quý độc giả đón đọc.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO thúc đẩy các nước khai phá tiềm năng y học cổ truyền thông qua khoa học