Vì chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo: 2 nghị định mới sẽ lấp đầy “khoảng trống”, chống khai thác IUU

25/04/2024, 05:06

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 37/2024/NQ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2017/NQ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Với 2 nghị định mới này sẽ góp phần siết chặt, cũng như nâng mức xử phạt các vi phạm về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, nhờ đó đã giảm dần số vụ vi phạm. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu, truy xuất nguồn gốc thủy sản cũng như thực hiện các quy định pháp luật về IUU còn hạn chế. Do đó, để lấp đầy “khoảng trống”, 2 nghị định mới ra đời đã được sửa đổi, bổ sung sẽ giúp việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, góp phần chống khai thác IUU đạt hiệu quả cao nhất.

tau-dich-vu-nghe-ca-dang-hoat-dong-tren-bien-anh-n.-lan-1-.jpg
Tàu cá Bình Thuận. Ảnh: N.Lân

Theo Cục Thủy sản, một số điểm mới cơ bản của Nghị định số 37/2024/NĐ-CP so với Nghị định số 26/2019/NĐ-CP là nhiều thủ tục hành chính thông thoáng hơn trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đánh giá duy trì, giám sát điều kiện của cơ sở, sẽ áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến; thủ tục về đăng ký lồng, bè nuôi trồng thủy sản; công bố đóng, mở cảng cá. Riêng về quản lý hệ thống giám sát tàu cá, nghị định quy định rõ trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong việc quản lý, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá. Thuyền trưởng, chủ tàu cá phải chấp hành nghiêm cảnh báo của thiết bị giám sát hành trình tàu cá, không được đưa tàu vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển. Nghị định mới cũng quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát lắp đặt trên tàu cá; quản lý việc lắp đặt đối với thiết bị giám sát tàu cá và yêu cầu việc lắp thiết bị chống va, đâm khi hoạt động trên biển để tránh tình trạng nhiễu loạn thông tin, gây khó khăn trong việc quản lý. Nghị định này còn quy định trước 48 giờ khi lô hàng được vận chuyển cập cảng, tổ chức, cá nhân khai báo và gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT để thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nhập khẩu không vi phạm IUU.

z5363057914268_20c4bd75cd36146da3d03bfff256b003.jpg
Xử lý nghiêm vi phạm theo quy định mới (ảnh: internet)

Về điểm mới của Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, sẽ tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ 1 năm lên 2 năm; mức tiền phạt tối đa đối với 1 hành vi vi phạm hành chính là 1 tỷ đồng đối với cá nhân, 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Nghị định cũng quy định bổ sung xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá không đồng thời là thuyền trưởng và chủ tàu cá đồng thời là thuyền trưởng; quy định rõ thế nào ranh giới vùng biển được phép khai thác thủy sản…

z5281841643301_ee64a8a6bdfc10f6500741cf0d78fb6c.jpg
2 Nghị định mới sẽ lấp đầy "khoảng trống" chống khai thác IUU.

Ngoài ra, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP cũng bổ sung thẩm quyền xử phạt của kiểm lâm nhằm đảm bảo các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn… được phát hiện kịp thời và bị xử lý theo quy định. Thẩm quyền xử phạt mở rộng hơn là: Cục trưởng Cục Thủy sản, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển, Hải quan, Quản lý thị trường, kiểm ngư, kiểm lâm, thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Quy định cũng cho phép cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản…

z5281841666527_ef101fe3a6177056ffbbcfa9fde7aed7.jpg
Khi công cụ pháp lý rõ ràng, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cùng nỗ lực sẽ gỡ được "thẻ vàng" IUU.

Đặc biệt, Ban Bí thư cũng vừa ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản. Xem nhiệm vụ này là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Qua đó, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế…

Cùng với sự chỉ đạo sâu sát từ Ban Bí thư, các nghị định thay thế, sửa đổi, bổ sung đã được ban hành, các công điện chỉ đạo liên tục của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia… về chống khai thác IUU, hy vọng các “khoảng trống” để thực thi pháp luật sẽ được lấp đầy, các khuyến nghị của EC sẽ được khắc phục rõ nét. Khi công cụ pháp lý rõ ràng, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương cùng nỗ lực, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, thì trong đợt thanh tra lần thứ 5 sắp tới (dự kiến tháng 5/2024), Việt Nam sẽ có hy vọng gỡ “thẻ vàng” IUU.

MINH VÂN

Related articles
Phối hợp càng chặt chẽ, chống khai thác IUU càng hiệu quả
Năm 2024 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đối với ngành thủy sản nói riêng và cả nước nói chung trong tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản của Việt Nam. Do đó, nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết được UBND tỉnh đặt ra, nhất là khoảng thời gian đến 30/4/2024, để chuẩn bị đón, làm việc với Đoàn Thanh tra của EC sang kiểm tra Việt Nam lần thứ 5.

(0) Comments
Focus
A New Rising Star
BTO-Joao Fonseca, a tennis player ranked 145th in the ATP standings, has caused a stir in the global tennis community after winning the 2024 Next Gen ATP Finals with the lowest ranking among the players in the tournament. With a mature, intelligent, and powerful playing style, Joao promises to be a formidable opponent for Alcaraz and Sinner in the 2025 season.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo: 2 nghị định mới sẽ lấp đầy “khoảng trống”, chống khai thác IUU