Ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản, phát triển sản phẩm OCOP

17/04/2025, 05:07

Việc ứng dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm góp phần đổi mới phương thức trong sản xuất, thương mại bền vững; định hướng hỗ trợ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; kinh nghiệm khai thác tài sản trí tuệ, phát triển chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông nghiệp, tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, khai thác nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ để đáp ứng mở rộng thị trường, xuất khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh.

Phối hợp tuyên truyền ứng dụng

Các nội dung thiết thực trên được Sở Khoa học & Công nghệ (KH & CN) phối hợp các viện, trường đại học, chuyên gia truyền đạt cho nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, nông trại trong tỉnh thời gian gần đây. Tại hội thảo giới thiệu, phổ biến các công nghệ, thiết bị tiến bộ ứng dụng canh tác, quản lý trang trại, chuyên gia Phạm Văn Quân, Giám đốc Công ty CP Công nghệ Checkee (TP. HCM) chia sẻ: “Ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm là mảnh ghép trong hệ sinh thái chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ hội đổi mới thương mại bền vững, hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp Bình Thuận. Giải pháp truy xuất nguồn gốc cho phép người tiêu dùng cũng như các bên liên quan truy tìm lịch sử các thông tin về quy trình sản xuất, chế biến, phân phối cho đến khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng, giải pháp được ứng dụng xuyên suốt chuỗi giá trị, có thể ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau như QR code...”.

img_5406.jpg
img_6561.jpg
 Nhiều trang trại sản xuất VietGAP ở Hàm Thuận Nam ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Cũng thông qua các hội thảo liên quan, các chuyên gia, nhà quản lý, đơn vị cung cấp ứng dụng công nghệ cao đã giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số cho các cơ sở, doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trong tỉnh; hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng các phần mềm quản lý như phần mềm Checkee. Các chuyên gia lưu ý doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình chú trọng ghi chép dữ liệu, truyền thông tin sử dụng nhật ký nông trại, đảm bảo cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, đồng nhất thông tin sản phẩm. Các cơ sở, nhà vườn tạo và xác thực mã quản lý duy nhất cho từng đơn vị sản xuất: địa điểm trồng trọt, nhà máy chế biến, tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm, tạo thuận lợi xuất khẩu hàng hóa.

img_8973.jpg
Sản phẩm OCOP Bình Thuận có mặt nhiều siêu thị trong nước.

Hướng tới sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở KH & CN Bình Thuận cho biết: “Ứng dụng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp là giải pháp hữu ích trong phát triển sản phẩm ra thị trường trong, ngoài nước. Hàng năm, Sở KH & CN đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ để ứng dụng nền tảng công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc, giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp bảo hộ chất lượng sản phẩm của đơn vị trên thị trường. Sở KH & CN phối hợp các chuyên gia chuyển đổi số quốc gia, Cục Sở hữu trí tuệ, hiệp hội, ngành nghề trong tỉnh tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp ra thị trường quốc tế. Đồng thời, ngành triển khai định hướng và giải pháp hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị tài sản trí tuệ cho nông sản Bình Thuận. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo, chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận đến năm 2030; khai thác và quản lý các tài sản sở hữu trí tuệ địa phương”.

Được biết, thông qua việc áp dụng, quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm nhận diện, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, nhất là các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, thời gian qua, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Toàn tỉnh có 89 sản phẩm OCOP được công nhận; trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng OCOP 5 sao, 8 sản phẩm OCOP 4 sao, 79 sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đã và đang khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng nông thôn. Các cơ sở sản xuất cần duy trì phát triển các sản phẩm OCOP như sản phẩm lợi thế mỗi địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

T. KHOA

Related articles
Xã Đông Hà đón nhận bằng công nhận nông thôn mới kiểu mẫu
BTO-Tại xã Đông Hà (Đức Linh) vừa diễn ra lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công nhận xã Đông Hà đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản, phát triển sản phẩm OCOP