Trồng tre tứ quý kết hợp chăn nuôi bò, thu lãi cao

07/10/2022, 10:32

Qua lời giới thiệu của chị Phạm Thị Tuyết Linh – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hồng Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc), chúng tôi có mặt tại vườn tre tứ quý của chị Nguyễn Thị Phạm Thảo (SN 1992) ngụ thôn Liêm An, xã Hồng Liêm.

Chị Thảo phấn khởi cho biết, thời điểm này tre đang cao điểm mùa mọc măng; nhưng do nhu cầu cung cấp cây giống của nông dân tại địa phương và vùng lân cận với số lượng lớn nên gia đình không thu hoạch măng mà để măng lớn thành tre, phục vụ khâu chiết cành, nhân giống.

chi-thao-hong-liem-3-.png

Chị Thảo chia sẻ thêm, năm 2013, lập gia đình khi vừa tốt nghiệp trung cấp dược Bình Thuận; được cha mẹ chia cho 1 ha đất màu, do chưa tìm được việc làm nên hai vợ chồng bàn trước mắt khởi nghiệp bằng nghề nông. Những năm đầu, gia đình trồng 500 trụ thanh long, diện tích còn lại rào lưới B40 phát triển nghề chăn nuôi bò. Nhưng thanh long những năm gần đây đầu ra không ổn định, qua tìm hiểu, biết được nhiều nơi trồng tre tứ quý mang lại hiệu quả kinh tế. Năm 2020, vợ chồng chị Thảo quyết định phá bỏ thanh long, trồng thử nghiệm 200 gốc tre tứ quý. Qua 1 năm chăm sóc, bón phân, phòng trừ các bệnh hại theo đúng quy trình kỹ thuật, cây tre phát triển tốt. Trong năm 2021, gia đình đã áp dụng kỹ thuật chiết cành, bán cây giống, thu hơn 150 triệu đồng, trung bình mỗi cây giống bán với giá 30.000 đồng/ cây; rẻ hơn từ 15.000 – 30.000 đồng/cây so với các cơ sở bán cây giống tại địa phương.

Ngoài ra hơn 10 năm qua gia đình chị duy trì nuôi ổn định 3 con bò cái giống, trung bình mỗi năm xuất bán một cặp bò thịt, thu khoảng 60 triệu đồng. Tranh thủ thời gian nông nhàn, chồng chị Thảo làm thêm nghề mua bò thịt cung cấp cho các lò giết mổ và mua bê con để cung cấp cho người dân có nhu cầu chăn nuôi...

chi-thao-hong-liem-4-.png

Chị Phạm Thị Tuyết Linh – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hồng Liêm cho biết: Hiện nay xã Hồng Liêm có đàn bò khoảng 5.000 con, chủ yếu được nông dân nuôi theo quy mô kinh tế hộ. Đối với cây tre là cây trồng mới, hiện có 8 hộ trồng với diện tích 4 ha, giống tre được nông dân trồng chủ yếu tre bát độ, tre tứ quý. Cây tre sau 9 tháng trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, sẽ bắt đầu cho thu hoạch măng. Măng tre tứ quý ngon, giòn, thịt trắng, dày, vỏ mỏng, có thể chế biến nhiều món ăn. Nhiều người dân địa phương và các tiểu thương đến tận vườn để thu mua cung cấp cho các chợ đầu mối và nhà hàng, quán ăn. Mỗi năm tre cho thu hoạch 2 vụ, gồm vụ nghịch và vụ chính mùa mưa. Vụ nghịch măng có giá 40.000 đồng/kg; vụ thuận 10.000 đồng/kg...

NGUYỄN THƯỜNG

Related articles
Quý cuối năm 2022:
Doanh nghiệp kỳ vọng sản xuất - kinh doanh ổn định và tốt hơn
Phần lớn doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tham gia hoạt động trên địa bàn Bình Thuận kỳ vọng tình hình sản xuất kinh - doanh trong quý cuối năm 2022 sẽ ổn định và tốt hơn quý III vừa qua.

(0) Comments
Focus
Binh Thuan: Speciality of the Cham Cuisine brought into Tourism services
BTO - The Cham community in Binh Thuan boasts a distinctive culinary culture, especially the cuisine featured in their festivals besides their cultural heritage, which encompasses both tangible and intangible culture. The food served during Cham festivals is not about luxurious and expensive dishes; rather, it reflects simplicity and rustic charm.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trồng tre tứ quý kết hợp chăn nuôi bò, thu lãi cao