Tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu ngoài gỗ

07/07/2023, 15:56

BTO-Sáng 7/7, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến nông năm 2023, chuyên đề “kỹ thuật trồng cây dược liệu ngoài gỗ gắn với liên kết chuỗi giá trị”.

Tham dự lớp tập huấn có 30 học viên là những cán bộ khuyến nông, nông dân chủ chốt, thành viên hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

z4494917707665_02694d01b5e0fc2a2f386de3b9d60c8b.jpg
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh khai mạc lớp tập huấn.

Theo đó, trong thời gian 2 ngày (7- 8/7), các học viên sẽ được TS. Đặng Việt Hùng (Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai) hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dược liệu ngoài gỗ, gắn với liên kết chuỗi giá trị. Trong đó có các thông tin tổng quan về cây dược liệu, kỹ thuật trồng cây dược liệu; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây dược liệu tại tỉnh Bình Thuận.

TS. Đặng Việt Hùng cho biết, theo tài liệu của Viện dược liệu, Việt Nam có đến 3.830 loài cây làm thuốc, hiện có 136 loài cây dược liệu đang được trồng và mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 15.600 tấn, như cây bạc hà, cây thanh cao, cây sâm, hương nhu, sả hoa hồng... Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài, hiệu lực đồng đều, song song với việc khai thác cây thuốc mọc hoang, cần tiến hành nghiên cứu trồng nuôi cây con làm thuốc.

z4496153621054_e6b8057217b09a5e8f50b27f2f7dc29f.jpg
TS. Đặng Việt Hùng tại lớp tập huấn.

Cụ thể, đất trồng cây dược liệu phải tùy theo chủng loại, mùa vụ và thực tế quỹ đất của từng địa phương. Các loại cây lấy lá và sử dụng toàn thân nên chọn đất giàu dinh dưỡng, cần áp dụng một số chế độ luân canh nghiêm ngặt. Mặt khác, về chuỗi liên kết ngành dược liệu trong nước, bên cạnh gặp khó khăn đầu vào, ngành dược liệu Việt Nam còn gặp khó trong khâu chiết xuất và quản lý. Mối liên kết giữa nông dân và các nhà máy, doanh nghiệp còn hạn chế…

Do đó, lớp tập huấn này, các học viên được tham quan mô hình trồng cây dược liệu tại xã Thuận Quý (Hàm Thuận Nam). Mục đích thu thập thông tin, hình ảnh và phỏng vấn chủ cơ sở sản xuất. Qua đó tổng hợp ý kiến và đưa ra ưu, nhược điểm, cùng giải pháp gây trồng; chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm.

z4496185806955_0ebc80d2db39685cc805dc80f2e0f615.jpg
Trồng cây bạc hà tại Đức Linh.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện ngành nông nghiệp đang bước đầu thực hiện các mô hình sản xuất cây dược liệu theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/9/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (khoá XIV) về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Trong đó, xây dựng phát triển các vùng cây dược liệu, gồm các giải pháp, chính sách đặc thù để làm cơ sở triển khai thực hiện. Phấn đấu đưa cây dược liệu trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Bình Thuận, có các sản phẩm dược liệu được công nhận là sản phẩm OCOP, phục vụ khách du lịch đến Bình Thuận.

KIỀU HẰNG

Related articles
 “Mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng”
Đó là nội dung hội thảo được tổ chức sáng nay (30/11) do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức. Tham dự có đại diện một số sở, ban ngành, địa phương liên quan và một số người dân, hội viên Câu lạc bộ trí thức.

(0) Comments
Focus
Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (18/11)
BTO - Hiểu đúng và thực hiện đúng hai từ “dân chủ”; Đa dạng sản phẩm từ trái thanh long; Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Xây dựng bảng giá đất điều chỉnh để áp dụng cho năm 2025; Phân loại rác tại nguồn: Tại sao khó?; Bế mạc giải “Marathon Phan Thiết – Hành trình xanh” lần 2 – 2024; Giới thiệu văn hóa Chăm đến du khách quốc tế… là những bài viết đáng chú ý trong số báo in xuất bản ngày 18/11/2024. Mời quý độc giả đón đọc.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu ngoài gỗ