Tăng cường quản lý, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán 2022

25/12/2021, 09:50

Nhằm tăng cường quản lý, bình ổn thị trường để đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi và tiêu dùng, ổn định sản xuất trong dịp cuối năm, UBND tỉnh vừa yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung cần thiết.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp số lợn hiện nay đang còn tồn đọng và dự kiến sản lượng thịt lợn tiêu thụ trong và ngoài tỉnh từ nay đến cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022 để có kế hoạch phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương và các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua, chế biến, hỗ trợ tiêu thụ đối với lượng thịt lợn dư thừa. Phối hợp với Sở Công Thương, các cơ quan liên quan và các cơ sở kinh doanh, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ thịt lợn xây dựng giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, sử dụng sản phẩm thịt trên địa bàn tỉnh để giảm bớt khó khăn đối với người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch tái đàn, chăn nuôi theo tín hiệu thị trường, đảm bảo cân bằng cung cầu, đảm bảo giá lợn ở mức hợp lý không tạo ra dư thừa, thiệt hại cho người chăn nuôi, đặc biệt trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

heo.jpg
Ảnh minh họa

Đối với Sở Công Thương, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, cung cầu mặt hàng thịt lợn, kịp thời đề xuất các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá. Hỗ trợ kết nối cung ứng, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn tỉnh khi thị trường có biến động. Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ trục lợi khi giá lợn hơi giảm sâu nhưng giá bán lẻ còn quá cao nhất là dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán năm 2022 làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối, siêu thị, nhà phân phối đúng quy định để kịp thời tổ chức tiêu thụ đồng bộ, có hiệu quả chuỗi cung ứng thịt lợn.

Sở Giao thông - Vận tải tổ chức giao thông, bảo đảm hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thực phẩm, nông sản phục vụ sản xuất và tiêu thụ. Hướng dẫn, kiểm tra việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh thông suốt và bảo đảm an toàn về phòng, chống dịch, không để xảy ra ách tắc, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. Ngoài ra, UBND tỉnh còn yêu cầu một số ngành liên quan của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh…

P.L

Related articles
Cần chấm dứt chăn nuôi heo trong khu dân cư
BT- Ông Lê Văn Minh và 34 hộ dân ở 2 thôn Lập Sơn,  xã Tân Lập (Hàm Thuận Nam) và thôn An Vinh, xã Sông Phan (Hàm Tân) phản ánh: Từ năm 2008 đến nay, hộ ông Trần Phú Loan đã xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo thịt từ 300 - 400 con, nhưng không xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra ao hồ, gây ô nhiễm môi trường các khu dân cư, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Đề nghị các ngành chức năng huyện tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở chăn nuôi heo của ông Loan theo đúng quy định của pháp luật.

(0) Comments
Focus
LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang
Trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh sôi động, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) khẳng định vị thế là "ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ngân hàng của mọi người" thông qua việc tiên phong triển khai các gói giải pháp tài chính toàn diện, thiết kế dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc nhu cầu tài chính của từng nhóm khách hàng. Đặc biệt, LPBank đang triển khai gói tài chính với những ưu đãi vượt trội, được "may đo" riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường quản lý, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán 2022