Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

06/10/2022, 05:44

Thực hiện Nghị quyết số 29, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

pho-thong.jpg
Ảnh minh họa, Ảnh: Đ.Hòa

Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất

Trong những năm qua, ngành giáo dục của tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo. Nhờ đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực. Các nguồn lực được huy động đầu tư cho giáo dục ngày càng nhiều hơn, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Bằng nhiều nguồn kinh phí, ngành giáo dục và đào tạo đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung cải tạo, sửa chữa, xây mới trường lớp, mua sắm trang thiết bị đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực tế cho thấy, trước đây số trường học đa phần là nhà tạm bợ, đội ngũ giáo viên các cấp thiếu, nhưng đến nay 100% trường học của tỉnh đã được kiên cố hóa và phân bố đều khắp ở các địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 585 cơ sở giáo dục và đào tạo, trong đó trường mầm non có 181 trường, trường tiểu học có 246 trường, THCS và THPT có 130 trường...

Bình Thuận hiện vẫn còn nhiều khó khăn, tuy nhiên lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. Theo đó cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học tiếp tục được tăng cường đầu tư theo hướng kiên cố hóa, trường đạt chuẩn quốc gia, những phòng học tạm bợ, dột nát giờ đây không còn. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo tại địa phương...

Có thể khẳng định, sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trong những năm qua của tỉnh đã giúp các trường học trên địa bàn ngày càng khang trang. Mạng lưới trường, lớp của các cấp học tiếp tục được củng cố, phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của cấp học mầm non đảm bảo, chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học và THCS, THPT tăng so với từng năm học, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%...

Quyết tâm thực hiện hiệu quả các mục tiêu quan trọng

Để tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, ngày 31/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14, để các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Để thực hiện tốt chỉ thị này, trong thời gian tới các ngành, địa phương trong tỉnh cần phải đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn các trường thực hiện triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho việc học của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên, có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo. Nghiên cứu đề xuất chính sách ưu tiên cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, bảo đảm hợp lý, không dàn trải. Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả…

Bên cạnh đó chủ động rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn. Có các biện pháp, phương án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lớp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh, không để tình trạng gây bức xúc trong nhân dân. Tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em mầm non, học sinh phổ thông. Có giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non, phổ thông ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất. Thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức cần có các giải pháp hợp đồng giáo viên. Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học các cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương…

THANH QUANG

Related articles
Tranh biện tiếng Anh - Sân chơi mới cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội toàn quốc
Trong những năm gần đây, tranh biện đang dần trở thành xu thế đối với thanh niên, học sinh, sinh viên. Để cung cấp những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội về lĩnh vực mới này, năm 2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần đầu tiên tổ chức một cuộc thi riêng biệt về lĩnh vực tranh biện tiếng Anh cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội toàn quốc.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông