Phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số toàn diện

19/10/2023, 05:05

Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và hạ tầng trung tâm dữ liệu. Đây là nền tảng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai song song, đồng bộ hạ tầng số với các hạ tầng khác như giao thông, điện, chiếu sáng, công trình ngầm. Các doanh nghiệp phối hợp phát triển hạ tầng số theo nguyên tắc dùng chung, chia sẻ…

Xếp hạng 49/63 tỉnh, thành phố

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ chỉ số Chuyển đổi số (DTI) cấp tỉnh được đánh giá theo 9 chỉ số chính, trong đó chỉ số hạ tầng số là một chỉ số quan trọng để triển khai thành công chuyển đổi số. Năm 2022, chỉ số hạ tầng số của tỉnh xếp hạng 49/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các chỉ số thành phần không đạt điểm hoặc đạt điểm thấp dưới trung bình gồm: Mức độ triển khai các nền tảng số dùng chung; Mức độ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng số; kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ.

Phân tích nguyên nhân, Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng do tỉnh chưa triển khai nhiều các nền tảng số dùng chung; Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh chưa hoàn thành việc nâng cấp nên chưa đảm bảo hạ tầng để kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời chưa triển khai ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng số trong khi đó cần phải triển khai các nền tảng số thì mới triển khai ứng dụng AI trong các nền tảng số. Mặt khác, hiện nay, nền tảng số dùng chung trên phạm vi quốc gia giao các bộ, ngành Trung ương triển khai chưa hoàn thành để các địa phương áp dụng, nếu địa phương xây dựng, triển khai sẽ dẫn đến trùng nhau, lãng phí.

2221.jpg
Viên chức Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh đang kiểm tra hệ thống Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Để hạ tầng số ngày càng bền vững, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, theo Kế hoạch phát triển hạ tầng số của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 vừa được UBND tỉnh ban hành, có 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện. Đầu tiên là nhiệm vụ đẩy mạnh đầu tư vào các hạ tầng băng rộng, ứng dụng các công nghệ mới; trong đó cần xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao, tăng cường phát triển thuê bao băng rộng cố định tới hộ gia đình. Đồng thời, đảm bảo cung cấp dịch vụ truy cập internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học. Ưu tiên phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao trong các cơ quan Nhà nước, trường học, bệnh viện, địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, khu công nghiệp… Bên cạnh đó, đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (4G/5G/...) trên phạm vi toàn tỉnh...

Đối với hạ tầng công nghệ số, cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực dịch vụ công như định danh số, lưu trữ dữ liệu và quản trị số; hỗ trợ tính minh bạch, bình đẳng và chính xác của các dịch vụ công trực tuyến, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; phát triển đô thị thông minh. Ngoài ra, cần tập trung phát triển các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số của tỉnh bao gồm: Phát triển các nền tảng số do cơ quan Nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ, sử dụng thống nhất trên toàn quốc...

UBND tỉnh giao trách nhiệm Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý nhà nước về viễn thông, triển khai các giải pháp định hướng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh. Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý hạ tầng viễn thông tích hợp với bản đồ số; thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về viễn thông...

Mục tiêu đến năm 2025, 100% thôn, bản được phủ băng rộng di động và cố định; 80% thuê bao sử dụng điện thoại thông minh (SMP)/tổng thuê bao điện thoại di động; 95% người sử dụng Internet; tỷ lệ hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu đạt 100%. Ngoài ra, 100% cơ quan, tổ chức nhà nước, 70% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số có tính chất hạ tầng phục vụ chuyển đổi số. Tỷ lệ dân số có danh tính số đạt 100%...

THU HÀ

Related articles
Du lịch Bình Thuận tích cực thực hiện chuyển đổi số
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, chuyển đổi số được xem là xu thế và yêu cầu tất yếu bởi có tác động ngày càng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đối với ngành nghề có tính cạnh tranh cao như du lịch thì công tác này càng phải chú trọng đầu tư tương xứng và triển khai kịp thời, qua đó góp phần tạo động lực thúc đẩy vươn lên mạnh mẽ.

(0) Comments
Focus
Binh Thuan to protect Intangible Cultural Heritage Recognized by UNESCO
BTO – In 2013, UNESCO recognized Southern Vietnamese Don Ca Tai Tu (DCTTNB) as an intangible cultural heritage of humanity. Binh Thuan is one of 21 provinces and cities with the artistic heritage of Don Ca Tai Tu, contributing to enhancing the spiritual cultural life of the people and developing the socio-economic situation of the province, raising Binh Thuan's status in the region and the country.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số toàn diện