Nhật Bản góp 20 triệu USD để hướng tới thế giới không vũ khí hạt nhân

20/09/2023, 15:41

Phát biểu ngày 19/9, Thủ tướng Nhật Bản cho biết nước này sẽ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức nghiên cứu toàn cầu để xây dựng một mạng lưới các quốc gia cùng chí hướng giải trừ vũ khí hạt nhân.

Phi hạt nhân hóa là mục tiêu mà Thủ tướng Nhật Bản Kishida mô tả là công việc cả đời của mình với tư cách là nhà lập pháp đại diện cho một khu vực bầu cử ở Hiroshima - thành phố từng bị bom nguyên tử tàn phá.

np_file_183415.jpeg.jpg

Thủ tướng Nhật Bản Kishida phát biểu tại Liên Hợp Quốc (Reuters)

Ông Kishida cho biết, để thúc đẩy xu hướng toàn cầu hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân, một cách tiếp cận đa diện là điều cần thiết và Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ tài chính khoảng 3 tỷ yên (tương đương 20 triệu USD) cho các viện, tổ chức nghiên cứu toàn cầu để xây dựng mạng lưới phi hạt nhân hóa trên thế giới.

Trong bài phát biểu của mình, ông Kishida cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một thế giới tập trung vào sự hợp tác thay vì chia rẽ và xung đột. Khi các quốc gia cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu, cần phải thúc đẩy hợp tác lấy con người làm trung tâm, đồng thời nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế bền vững và chất lượng cao.

Liên quan đến các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, ông Kishida cho biết Nhật Bản vẫn sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng dựa trên tuyên bố được lãnh đạo hai nước ký năm 2002 và nhắc lại mong muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh vô điều kiện với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.

H LAN (TỔNG HỢP)

Related articles
Khai mạc Tuần lễ cấp cao và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng
Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay ghi nhận số lượng hội nghị cấp cao nhiều kỷ lục với 9 hội nghị và sự tham dự của hơn 150 nguyên thủ hoặc người đứng đầu chính phủ.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản góp 20 triệu USD để hướng tới thế giới không vũ khí hạt nhân