Nâng cao giá trị nông sản từ logistics

15/06/2024, 07:22

BTO-Mặc dù khí hậu, đất đai của tỉnh Bình Thuận có sự khắc nghiệt, nhưng lại phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: cao su, tiêu, điều, cà phê, bông vải, thanh long, lúa nước, bạch đàn và nhiều loại cây hoa màu khác. Với 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa, tỉnh sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.

cham-soc-thanh-long-o-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-1-.jpg
co-so-so-che-thanh-long-xuat-khau-o-ham-thuan-nam-anh-ngoc-lan-1-.jpg

Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Bình Thuận có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp với nguồn cung nguyên liệu phong phú, dồi dào, cung cấp cho chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Với lợi thế đó, Ngày 10/9/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đã ban hành Nghị quyết về phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Đây là một trong những bước đột phá quan trọng trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, nhằm thay đổi mạnh mẽ tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống lấy sản lượng làm trọng tâm sang sản xuất chế biến, cung cấp dịch vụ nông nghiệp chất lượng, sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao gắn với phát triển thị trường và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Để thực hiện tốt Nghị quyết trên, Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, quản lý quy hoạch phát triển nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, bảo đảm phát triển bền vững.

Mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời cơ cấu lại sản xuất trên các lĩnh vực phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ. Cụ thể hóa, triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp thực tế tại địa phương. Nghiên cứu ban hành một số chính sách đặc thù theo thẩm quyền của tỉnh để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng, mục tiêu đề ra, nhất là các chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng, đầu tư hạ tầng, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi số, liên kết sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh và sản phẩm OCOP...

z3753711983563_b96d8edec5a5c57aba5f7fe1aaa0e344.jpg
z3321898913572_39fecf01d2fcdc81d453d5e51c5a6ef2.jpg

Thực tế hiện nay cho thấy, ngành nông nghiệp của tỉnh đang có những bước phát triển mạnh mẽ và chứng minh được rằng, các chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bao trùm.
Tuy nhiên, để nông nghiệp bước sang một trang mới, việc đầu tư cho chuỗi giá trị cung ứng (logistics) đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, việc đầu tư này không chỉ giúp nâng cao giá trị cho nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân, mà còn là nhiệm vụ chính trị… Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp gắn với phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics nông sản và quy định mô hình hoạt động của trung tâm logistics nông sản. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, bổ sung quy hoạch các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu chủ lực và tổ chức lại theo mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để cung cấp nông sản đảm bảo chất lượng, an toàn và bền vững thông qua hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản. Bên cạnh đó tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực về logistics, chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi logistics nông sản nói riêng cho cán bộ quản lý các địa phương, các doanh nghiệp, Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. UBND tỉnh còn chỉ đạo Sở Công thương tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa cho Cảng quốc tế Vĩnh Tân theo thẩm quyền, thu hút đầu tư trung tâm logistics kết nối với Cảng Quốc tế Vĩnh Tân phục vụ chuỗi vận tải hàng hóa các tỉnh Tây Nguyên và Bình Thuận. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối hợp tác trong lĩnh vực logistics, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả các chuỗi sản xuất cung ứng nông sản gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế. Đồng thời đẩy mạnh thương mại nông sản qua các sàn thương mại điện tử, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm nông sản chính ngạch thông qua các sàn thương mại điện tử. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ logistics nông sản, đầu tư xây dựng các trung tâm logistics nông sản. Triển khai các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics nông sản. Kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics cấp vùng, cấp địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phân phối, vận chuyển và tiêu thụ nông sản…

PHAN LIÊN

Related articles
Ráo riết “vực dậy” giải ngân vốn đầu tư công
Mặc dù có nhiều nỗ lực, quyết tâm nhưng giải ngân đầu tư công của tỉnh vẫn chưa đạt mục tiêu đặt ra. Giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp mang tính động lực cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy, UBND tỉnh vẫn đang tiếp tục quyết liệt đốc thúc.

(0) Comments
Focus
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng cao giá trị nông sản từ logistics