Liên kết khai thác lợi thế du lịch

17/11/2023, 07:15

Liên kết, hợp tác cùng phát triển vừa là xu hướng tất yếu, vừa là cơ hội, thách thức để các địa phương khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian tới, Bình Thuận tiếp tục khai thác và phát huy tối đa hiệu quả các chương trình liên kết phát triển như: Tam giác phát triển du lịch Bình Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh - Lâm Đồng; vùng Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên… đồng thời mở rộng liên kết với các địa phương khác, tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù, tăng tính trải nghiệm cho du khách.

Quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch Bình Thuận tại TP Hồ Chí Minh

Liên kết, hợp tác cùng phát triển vừa là xu hướng tất yếu, vừa là cơ hội, thách thức để các địa phương khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nắm bắt xu thế này, tỉnh đang nỗ lực liên kết với các địa phương có lợi thế, tiềm năng về du lịch để mở rộng không gian du lịch, từng bước trở thành trung tâm du lịch của cả nước.

Liên kết du lịch hành trình Biển và hoa

 Du khách trekking tuyến Tà Năng- Phan Dũng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, chương trình liên kết phát triển du lịch “Lâm Đồng - Bình Thuận - Thành phố Hồ Chí Minh” với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Biển Mũi Né - Chợ Bến Thành” đã tạo nên tam giác phát triển du lịch năng động gắn liền với nhiều tour tuyến hấp dẫn được đông đảo du khách yêu thích, lựa chọn làm hành trình cho kỳ nghỉ của mình và gia đình. Đến nay, Chương trình hợp tác phát triển du lịch đã thực hiện được góp phần tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương; gắn kết mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp các địa phương; khai thác thị trường, thúc đẩy tăng trưởng về lượng khách du lịch qua lại giữa các địa phương…

Trên nền tảng đó, với phương châm “lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”, tuyến du lịch trekking Tà Năng - Phan Dũng nối liền hai tỉnh Lâm Đồng- Bình Thuận sẽ mang lại sự kết nối, tạo thuận lợi về chủ trương, cơ chế, chính sách của hai địa phương. Đồng thời, sự phối hợp của Hiệp hội Du lịch, sự tham gia tích cực của cộng đồng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dịch vụ của hai địa phương sẽ góp phần nâng tầm điểm đến, tạo nên “Hành trình Biển và Hoa” đầy hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng.

“Hành trình Biển và Hoa kết nối Lâm Đồng- Bình Thuận” đánh dấu bước phát triển quan trọng cho cả hai tỉnh. Tour này không chỉ là hành trình khám phá thiên nhiên mà còn là cơ hội nêu bật những giá trị di sản quý báu và văn hóa bản địa của khu vực; góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách… mỗi địa phương đều có mỗi điểm đến, mỗi sản phẩm riêng. Tuy nhiên, khi thực hiện liên kết vùng, liên kết sản phẩm, liên kết dịch vụ… sẽ tạo ra được những sản phẩm đặc thù riêng và cung cấp được nhiều dịch vụ, nhiều tiện ích và mang lại sự hài lòng cho du khách khi có nhu cầu, có thời gian trải nghiệm chuỗi sản phẩm này. Chính vì vậy, trong hoạt động du lịch, Bình Thuận luôn tìm kiếm sự liên kết nhằm gia tăng sản phẩm cũng như điểm đến để cùng nhau phát triển.

Du lịch Bình Thuận hiện đang phục hồi và phát triển khá tốt. Dự ước năm 2023, Bình Thuận đón hơn 8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 220.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch khoảng 19.500 tỷ đồng.

ĐÌNH HOÀ

Related articles
Quảng bá điểm đến của du lịch Bình Thuận
Với ý nghĩa quản lý và phát triển điểm đến nhằm tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, xây dựng hình ảnh thương hiệu, nâng cao sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh... Hội thảo quốc tế do Cục Du lịch quốc gia phối hợp với Traveloka vừa tổ chức tại thành phố Hà Nội, hội thảo thu hút sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các sở quản lý ngành du lịch một số tỉnh, thành. Hội thảo đã góp phần quảng bá Bình Thuận là điểm đến tuyệt vời của du khách.

(0) Comments
Focus
Đảm bảo môi trường du lịch an toàn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với lợi thế về thiên nhiên, sự đa dạng các loại hình du lịch cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, lượng khách đến Bình Thuận trong dịp Tết năm nay được dự báo sẽ tăng cao. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, ngành du lịch còn tổ chức nhiều hoạt động tăng tính trải nghiệm, tạo sân chơi cho du khách.
Do not miss
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên kết khai thác lợi thế du lịch